Vệ tinh mới thay thế Vinasat có gì nổi bật?

23-04-2024 19:21 | Xã hội

SKĐS - Vệ tinh viễn thông giống như một trạm thu phát chuyển tiếp tín hiệu đặt trên không gian, có thể truyền tải các tín hiệu thoại, truyền số liệu, Internet, các tín hiệu phát thanh, truyền hình... không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Vệ tinh đầu tiên của Uganda đã được phóng vào quỹ đạoVệ tinh đầu tiên của Uganda đã được phóng vào quỹ đạo

PearlAfricaSat-1 sẽ giúp Uganda theo dõi thời tiết và thảm họa thiên nhiên, lập bản đồ tài nguyên khoáng sản và xây dựng những dữ liệu quan trọng khác.

Vệ tinh mới sẽ được phóng thay thế Vinasat-1

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa yêu cầu Cục Tần số Vô tuyến điện và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cần sớm trình phương án phóng vệ tinh mới thay thế vệ tinh Vinasat-1 đã hết hạn sử dụng. Việc phóng vệ tinh để đảm bảo an ninh quốc gia, VNPT sẽ thực hiện dự án này. 

Theo Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT,  vệ tinh mới được phóng thay thế vệ tinh Vinasat-1 đã hết hạn sử dụng sẽ sử dụng lại băng tần cũ. Vì vậy, không cần quy hoạch tần số cho các vệ tinh mới sẽ được phóng tới đây.

Trước đó, ngày 19/4/2008, Vinasat-1 được phóng thành công lên quỹ đạo, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). Vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông). Vệ tinh có trọng lượng 2,8 tấn, tuổi thọ hoạt động 15 năm. Băng tần hoạt động là băng C mở rộng và băng Ku với vùng phủ sóng rộng lớn gồm Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii.

Vệ tinh mới thay thế Vinasat có gì nổi bật?- Ảnh 2.

Việt Nam lên kế hoạch thay thế vệ tinh Vinasat sắp hết hạn sử dụng.

Vinasat-1 có tổng giá trị đầu tư xấp xỉ 300 triệu USD, hết hạn sử dụng vào năm 2023. Như vậy, cho đến thời điểm này, vệ tinh Vinasat-1 đã hết hạn sử dụng gần 1 năm. Ở thời điểm đó, VNPT dự tính thu hồi vốn sau 10 năm. Tiếp đó, ngày 16/5/2012, vệ tinh Vinasat-2 đã được phóng lên quỹ đạo. Vốn đầu tư cho Vinasat-2 xấp xỉ 260 triệu USD, do VNPT làm chủ đầu tư và quản lý. Vệ tinh Vinasat-2 có công suất lớn hơn, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn, do đó có dung lượng băng tần nhiều hơn. Vệ tinh Vinasat-2 có thể có tuổi thọ lên tới 21,3 năm.

Theo một chuyên gia vệ tinh, cho dù vệ tinh Vinasat-1 hết thời gian sử dụng theo thiết kế, nhưng vệ tinh này vẫn có thể kéo dài thêm 5 năm hoạt động. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho vệ tinh mới là vấn đề sớm đặt ra bởi chúng ta không thể chắc chắn được vệ tinh này sẽ dừng hoạt động khi nào. Thông thường, khi đấu giá để mua dung lượng vệ tinh, các khách hàng sẽ đòi hỏi vệ tinh còn khoảng 30% thời gian sử dụng theo cam kết thiết kế. 

Theo TS Trần Đình Chiến, Đại học Bách khoa Hà Nội, vệ tinh viễn thông là một hệ thống chuyển tiếp sóng vô tuyến, có nhiều bộ phát đáp, mỗi bộ phát có thể chuyển tiếp rất nhiều kênh điện thoại hay kênh truyền hình và các dạng tín hiệu khác tùy theo phương pháp xử lý tín hiệu) được đặt trong không gian nhờ hệ thống tên lửa đẩy và điều khiển, các hệ thống điều khiển, đo xa...

Vệ tinh viễn thông có nhiều loại. Vệ tinh viễn thông giống như một trạm thu phát chuyển tiếp tín hiệu đặt trên không gian. Hệ thống này có thể truyền tải các tín hiệu thoại, truyền số liệu, Internet, các tín hiệu phát thanh, truyền hình… Nhờ có độ cao lớn nên vùng phủ sóng của vệ tinh rất rộng, dễ dàng thiết lập hệ thống thông tin nhanh chóng mọi lúc mọi nơi ở bất kỳ địa hình nào. Ngoài ra, do không phải đầu tư nhiều cho hạ tầng truyền dẫn nên thời gian thực hiện nhanh, chi phí đầu tư cũng giảm. 

Được biết, Tập đoàn Airbus Defense and Space sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng phương án vệ tinh viễn thông. Airbus đã tích cực làm việc với Tập đoàn VNPT để tìm hiểu các yêu cầu trong việc thay thế các vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2 trong thời gian tới, cũng như đưa ra các tư vấn hỗ trợ tập đoàn trong nội dung trên.

Chọn công nghệ thay thế phù hợp nhất

Ông Đoàn Quang Hoan, Uỷ viên Uỷ ban Thể lệ Vô tuyến của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Tổng thư ký Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam (REV), cho biết, năm 2008, Vinasat-1 đã thành công với việc phủ đầy dung lượng và chỉ vài năm sau, vào năm 2012, VNPT tiếp tục phóng vệ tinh Vinasat-2, nhằm đảm bảo dự phòng dung lượng cho Vinasat-1, đồng thời đáp ứng các nhu cầu về truyền tải đang tăng lên rất nhanh vào thời điểm đó.

Hiện các dịch vụ, ứng dụng mới của thông tin vệ tinh đang phát triển mạnh đó là băng rộng, di động. Thông tin vệ tinh sẽ đóng góp nhiều hơn, tốt hơn vào hệ sinh thái viễn thông toàn cầu và thậm chí tham gia trực tiếp vào hệ sinh thái viễn thông 5G, 6G. Việt Nam là quốc gia có biển và hiện biến đổi khí hậu tác động rất lớn nên vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo vẫn có nhu cầu về thông tin vệ tinh. Thông tin thông tin vệ tinh là cần thiết đối với Việt Nam và vẫn sẽ tồn tại song song với hệ thống mạng viễn thông trên bờ.

Trong trường hợp có các sự cố xảy ra liên quan đến thiên tai, bão lũ, tìm kiếm cứu nạn, thông tin vệ tinh luôn hữu ích, đặc biệt là để xử lý các tình huống bất chợt xảy ra hay hệ thống thông tin mặt đất gặp vấn đề, khi đó hệ thống thông tin vẫn được đảm bảo nhờ thông tin vệ tinh.

Theo chuyên gia, như vậy, vệ tinh Vinasat-1 và 2 hết hạn sử dụng thì việc thay thế là rất cần thiết. Đầu tiên là để đảm bảo an ninh quốc phòng. Thứ hai là thông tin vệ tinh đáp ứng các dịch vụ kết nối mà không thể cung cấp bằng các phương thức khác, đặc biệt là ở vùng biển, hải đảo. Thứ ba, việc phóng vệ tinh ý nghĩa trong việc giữ quyền về sử dụng quỹ đạo.

Bài toán hiện nay, theo ông Hoan, là cần có giải pháp để thay thế hai vệ tinh Vinasat-1 và 2 vì tuổi thọ của vệ tinh hạn chế. Theo hợp đồng ký kết với nhà sản xuất là vệ tinh Vinasat-1 và 2 đều có tuổi thọ 15 năm có nghĩa là đến năm 2023, Vinasat-1 chính thức là hết tuổi thọ và 4 năm sau, năm 2026, Vinasat-2 cũng hết tuổi thọ. Vấn đề thay thế như thế nào trong bối cảnh thị trường luôn có diễn biến rất phức tạp. Điều này phụ thuộc yêu cầu về sử dụng cho quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội và rất phụ thuộc vào sử dụng công nghệ thay thế trong các băng tần.

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, khoa học và công nghệ vũ trụ là biểu tượng của quốc gia có trình độ phát triển kỹ thuật cao. Trong thế kỷ 21, khoa học và công nghệ vũ trụ hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, cung cấp nhiều dịch vụ và giải pháp để giải quyết những vấn đề toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Đặc biệt tại Việt Nam - một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới bởi sự nóng lên toàn cầu và sự biến đổi khí hậu. Các dịch vụ và công nghệ vũ trụ sẽ là chìa khóa để hiểu hơn quá trình biến đổi khí hậu và hỗ trợ toàn bộ chu trình giám sát, phòng chống thiên tai. Qua đó, góp phần hạn chế tối đa tác động của những thảm họa thiên nhiên do thiên tai và biến đổi khí hậu.

Sau khi phóng thành công hai vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2, Việt Nam đã trở thành nước thứ 7 ở khu vực ASEAN có vị trí, chủ quyền trong trên quỹ đạo vệ tinh. Việc phóng vệ tinh VINASAT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn chỉnh hệ thống viễn thông Việt Nam, khi trước đó đã có thông tin vô tuyến, thông tin hữu tuyến, thông tin mặt đất, thông tin mặt biển và nay có thêm vệ tinh viễn thông. Kết nối vệ tinh có tác dụng chủ động trong việc kết nối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo mà trước đó nước ta không thể thực hiện được bằng các hệ thống thông tin mặt đất. Vệ tinh này sẽ giúp Việt Nam chủ động được trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là các nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo và trên biển.

Tuyến dưới 'giữ chân' người bệnh không phải chuyển tuyến nhờ là vệ tinh của BV Tim Hà NộiTuyến dưới "giữ chân" người bệnh không phải chuyển tuyến nhờ là vệ tinh của BV Tim Hà Nội

SKĐS - Nhờ tham gia đề án Bệnh viện vệ tinh với BV Tim Hà Nội, chất lượng thăm khám, điều trị bệnh lý tim mạch tại 16 bệnh viện tuyến dưới đã nâng lên. Người dân được chăm sóc sức khoẻ tim mạch tốt hơn ngay tại địa phương, tỷ lệ chuyển tuyến giảm rõ rệt

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 23/4 | SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn