Việt Nam sẽ có Ủy ban Vũ trụ quốc gia

25-01-2024 06:54 | Xã hội

SKĐS - Bộ KH&CN được giao làm việc với các bộ, ngành và năm 2024, trong khuôn khổ, kinh phí ngân sách còn hạn hẹp Bộ KH&CN sẽ phối hợp với quốc tế để triển khai việc nghiên cứu vệ tinh.

Việt Nam và Romania chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và khoa học công nghệViệt Nam và Romania chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và khoa học công nghệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trở ngại lớn nhất giữa Việt Nam và Romania là khoảng cách địa lý song hợp tác về khoa học, công nghệ thông tin khắc phục được hạn chế này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ KH&CN chiều 24/1, ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN cho biết đây là vấn đề rất quan trọng, cao cả về vấn đề pháp lý và quá trình triển khai. Do đó, Bộ KH&CN đã trình Chính phủ kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng KHCN vũ trụ với cách tiếp cận hợp lý, phù hợp với nguồn lực của Việt Nam.

Chính phủ đã giao cho các bộ ngành thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ KH&CN được giao làm việc với các bộ, ngành và năm 2024 trong khuôn khổ, kinh phí ngân sách còn hạn hẹp Bộ KH&CN sẽ phối hợp với quốc tế để triển khai việc nghiên cứu vệ tinh. Bộ KH&CN cũng cho biết sẽ kiện toàn Ủy ban Vũ trụ Quốc gia trong năm 2024...

Việt Nam sẽ có Ủy ban Vũ trụ quốc gia- Ảnh 2.

Năm 2024 Bộ KH&CN sẽ phối hợp với quốc tế triển khai nghiên cứu vệ tinh.

Trao đổi tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chiều 24/1, ông Đỗ Thành Long, Chánh Văn phòng Bộ cho biết, năm 2024, Bộ KH&CN sẽ tập trung xây dựng luật/lập đề nghị xây dựng 4 Luật sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Xây dựng, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, trình Chính phủ trong tháng 1/2024; trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XV (tháng 5/2024).

Hoàn thiện lập đề nghị xây dựng 3 luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KHCN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là tập trung hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KHCN.

Theo ông Đỗ Thành Long, qua 10 năm triển khai, Luật KHCN đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất và đồng bộ cho việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KHCN. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai trong thực tiễn, cũng đã xuất hiện các khó khăn, vướng mắc từ các quy định của Luật cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng xây dựng và trình Chính phủ 5 Nghị định, trong đó có một số Nghị định rất quan trọng cần được ban hành để tháo gỡ các vướng mắc trong khi chờ Luật KHCN được sửa đổi, bổ sung.

Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng sẽ tập trung triển khai các chiến lược đã được ban hành trong lĩnh vực KHCN như chiến lược phát triển KHCN và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; Chiến lược phát triển và ứng dụng KHCN vũ trụ đến năm 2030.

Hiện Bộ KH&CN tập trung tái cơ cấu các chương trình KHCN quốc gia, đồng thời hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc triển khai các chương trình trong giai đoạn mới. Đến nay đã có 44 Chương trình, KHCN cấp quốc gia trung hạn đến năm 2025 và dài hạn đến năm 2030 được phê duyệt.

Nữ bác sĩ quân y đam mê hoạt động cộng đồng, nghiên cứu khoa học để chăm sóc sức khỏe người dânNữ bác sĩ quân y đam mê hoạt động cộng đồng, nghiên cứu khoa học để chăm sóc sức khỏe người dân

SKĐS - Nữ bác sĩ quân y của Bệnh viện Quân y 175 Đỗ Phạm Nguyệt Thanh đã tích cực tham gia các hoạt động do Trung ương Đoàn TNCS tổ chức và đạt được nhiều thành tích khác nhau cũng như có nhiều đóng góp cống hiến cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết sáng 25/1: Rét "cắt da cắt thịt" tại miền Bắc bao giờ mới kết thúc?? | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn