Tư tưởng 'trọng nam khinh nữ' khắc họa trong các bộ phim truyền hình

26-11-2021 07:20 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu trong tâm thức của người Việt. Phụ nữ ngày nay đã được nhìn nhận nhiều hơn nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự có được bình đẳng. Nhiều nhà làm phim Việt đã lấy đó làm cảm hứng cho ra đời nhiều tác phẩm ấn tượng như “11 tháng 5 ngày”, “Hướng dương ngược nắng”…

Câu chuyện bất bình đẳng giới, "trọng nam khinh nữ" trong 3 bộ phim truyền hình

Bộ phim "Hướng dương ngược nắng" với sự trở lại của NSND Thu Hà cùng dàn diễn viên ấn tượng như Hồng Đăng, Hồng Diễm, nghệ sĩ Mạnh Cường, Lương Thu Trang, Quỳnh Kool… được phát sóng ở khung giờ vàng vào hồi đầu năm 2021 đã thu hút được sự chú ý của khán giả. Nhiều tình tiết éo le, hấp dẫn trong mối quan hệ phức tạp của các nhân vật trong bộ phim từng làm mưa làm gió thời điểm phát sóng.

Vấn đề "trọng nam khinh nữ" được thể hiện rõ trong bộ phim. Nghệ sĩ Thu Hà vào vai Bạch Cúc - một doanh nhân thành đạt, nhiều tham vọng nhưng lại có hôn nhân không hạnh phúc với ông Cao Minh Đạt do nghệ sĩ Mạnh Cường đóng. Ngày trẻ, bà Cúc đã từng bị sảy thai, chứng kiến chồng ngoại tình. Sau những nỗi đau đó, bà Cúc trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn hơn.

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khắc họa trong các bộ phim Truyền hình trên VTV - Ảnh 1.

Bộ phim "Hướng dương ngược nắng"

Dù là người phụ nữ giỏi giang, xinh đẹp, hết lòng với gia đình nhưng bà Cúc vẫn không được chồng và bố chồng coi trọng. Tất cả chỉ vì bà chỉ sinh được 2 cô con gái mà không sinh được con trai nỗi dõi cho nhà họ Cao. Tư tưởng này đã đẩy bà suốt mấy chục năm qua phải chịu nhiều thiệt thòi, tủi nhục.

Bà không được sống vô tư theo cách của mình, phải chịu nhiều thua thiệt…Hình ảnh của bà Cúc cho thấy hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội đều được rèn rũa, dạy dỗ, gánh vác công việc gia đình nhưng phải chịu đựng.

Tư tưởng "trọng nam" còn thể hiện ở cách người chồng ngoại tình, cách ông nội nhận lại cháu trai "thất lạc",... Sau tất cả cuối cùng bố chồng bà Cúc - ông Phan (NSƯT Đức Trung) đã thừa nhận mình đã sai ở tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Đó là một sai lầm không dễ để thừa nhận, và ông phải đi gần hết đời người mới có thể nhận ra "Con nào cũng là con và cháu nào cũng là cháu".

Là "người trong cuộc" NSND Thu Hà từng bày tỏ: "Càng đi sâu vào vai Bạch Cúc tôi càng cảm thấy uất ức. Khi sống trong nhân vật Bạch Cúc, tôi tự thấy xót xa cho con gái mình vì con gái quá thiệt thòi. NSND Thu Hà cũng bày tỏ lo ngại trước sự mất cân bằng giới tính.

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khắc họa trong các bộ phim Truyền hình trên VTV - Ảnh 3.

Bộ phim "11 tháng 5 ngày"

Bộ phim "11 tháng 5 ngày" cũng chia sẻ về vấn đề "trọng nam khinh nữ". Tuệ Nhi (Khả Ngân) mất mẹ sớm. Bố Nhi là con một trong gia đình độc đinh nhiều đời nên khi cưới mẹ Nhi về, bà nội Nhi đã "giao hẹn" phải đẻ bằng được con trai.

Cho dù mẹ Nhi đã van nài dù có muốn nhưng không phải là được nhưng bà nội Nhi vẫn cương quyết phải làm bằng được mới thôi. Mang trong mình khối u biết sẽ nguy hiểm tính mạng nhưng mẹ Nhi đã bất chấp dưới áp lực có con trai để giữ hạnh phúc. Bi kịch xảy ra ngay khi Nhi được sinh. Giữa bà nội và Nhi cũng vì vậy mà có sự xa cách…

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khắc họa trong các bộ phim Truyền hình trên VTV - Ảnh 4.

Bộ phim "Về nhà đi con"

Trước đó, bộ phim "Về nhà đi con" có thể nói là một bức tranh khắc họa một xã hội trọng nam khinh nữ rõ nét nhất. Những nữ chính ở trong phim đều là nạn nhân của sự phân biệt giới tính.

Câu chuyện phim "Về nhà đi con" xoay quanh 3 chị em gái Thu Huệ (Thu Quỳnh), Anh Thư (Bảo Thanh), Ánh Dương (Bảo Hân) mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, mỗi người một tính cách, một lối sống. 3 cô con gái của ông Sơn – NSND Trung Anh đã vô cùng đau khổ.

Ông Sơn luôn muốn mình phải có một đứa con trai. Vợ ông 3 lần sinh con gái nên bị chồng ghẻ lạnh, chết khi lâm bồn mà không có chồng ở bên. Con gái lớn Thu Huệ dành cả tuổi trẻ để bó buộc bản thân vào những người đàn ông không ra gì. Thư cũng khốn khổ nhìn chồng mình đi ngoại tình mà chẳng thể níu kéo. Còn cô con gái út Ánh Dương đã phải sống trong hình hài tomboy.

Những bộ phim vừa nhắc tới ở trên với cách kể hấp dẫn, mới mẻ đã khắc họa lên câu chuyện bất bình đẳng giới, "trọng nam khinh nữ" vẫn xảy ra trong cuộc sống hiện nay.

Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.800 trẻ em gái không được sinh ra chỉ vì lựa chọn giới tính khi sinh

TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho biết, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" hiện nay đã có nhiều biến chuyển thay đổi tích cực. Thế nhưng không ít gia đình luôn nghĩ "chỉ có con trai mới là người được thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường"; "Phải có con trai mới là người thành đạt"; "Con gái là con người ta"... Chính những quan niệm như vậy đã "thôi thúc" nhiều gia đình phải cố đẻ con trai cho bằng được. Từ đó dẫn tới việc lựa chọn giới tính khi sinh, mất cân bằng giới tính.

Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong ba quốc gia đang có tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất. Ước tính, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.800 trẻ em gái không được sinh ra chỉ vì lựa chọn giới tính khi sinh.

Nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh không được kiểm soát tốt, tương lai dẫn tới nhiều thách thức như: khó tìm vợ, mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội…

Nhiều hệ luỵ của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinhNhiều hệ luỵ của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

SKĐS - Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đó là hành vi lựa chọn giới tính thai nhi của nhiều cặp vợ chồng. Mong muốn có con trai hiện nay không chỉ dừng ở biểu hiện tâm lý mà đã thể hiện thành hành động tìm kiếm con trai.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Châu Âu lại trở thành tâm dịch với số ca mắc có thể tăng thêm 500.000 ca | SKĐS


Thanh Loan
Tổng hợp
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn