Hà Nội

Giải pháp trước thực trạng bất bình đẳng giới gia tăng trong đại dịch COVID-19

20-12-2021 14:25 | Thời sự
google news

SKĐS - Dịch COVID-19 dường như khiến tình trạng bất bình đẳng giới gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ tư tưởng 'trọng nam khinh nữ'. Theo các chuyên gia, điều này cũng khiến cho việc thu hẹp khoảng cách giới chậm lại.

Bất bình đẳng giới gia tăng vì dịch COVID-19

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên chúng lại có sự khác nhau giữa nam và nữ. Nguyên nhân cũng vì xuất phát từ tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu ở người Việt.

Giải pháp trước thực trạng bất bình đẳng giới gia tăng trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Theo đánh giá của Tổ chức Lao động Thế giới nhìn chung, phụ nữ Việt Nam dành nhiều hơn nam giới trung bình 12 tiếng/tuần để làm việc nhà.

Phụ nữ và trẻ em là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch COVID-19. Điều này đã dẫn tới việc tăng khoảng cách giới trong một số lĩnh vực, gây thách thức cho việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cũng như triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia.

Báo cáo về khoảng cách giới năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, thế giới sẽ mất tới 136 năm thay vì 100 năm để thu hẹp khoảng cách giới do COVID-19.

Áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng, khoảng cách giới trên một số lĩnh vực ngày càng lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến các thành tựu về công tác bình đẳng giới ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Giải pháp trước thực trạng bất bình đẳng giới gia tăng trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Ước tính có khoảng 87,8% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực đề tâm lý, 80,9% phụ nữ chịu hành vi kiểm soát và 59% phụ nữ đã từng bị bạo lực thể chất, 25% tiết lộ từng bị bạo lực tình dục, 51% tiết lộ từng có ý định tự tử.

Dịch bệnh cũng khiến cho tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trong khủng hoảng.

Ước tính có khoảng 87,8% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tâm lý, 80,9% phụ nữ chịu hành vi kiểm soát và 59% phụ nữ đã từng bị bạo lực thể chất, 25% tiết lộ từng bị bạo lực tình dục, 51% tiết lộ từng có ý định tự tử. Phần lớn phụ nữ được phỏng vấn cho biết tất cả các hình thức bạo lực diễn ra thường xuyên hơn trong bối cảnh đại dịch.

Trong khi đó, theo đánh giá của Tổ chức Lao động Thế giới nhìn chung, phụ nữ Việt Nam dành nhiều hơn nam giới trung bình 12 tiếng/tuần để làm việc nhà.

Trong thời gian đóng cửa trường học, phụ nữ còn phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái và làm việc nhà không lương, điều này ảnh hưởng đến chính công việc tạo ra thu nhập cho họ.

Giải pháp thiết yếu chung tay vì bình đẳng trong đại dịch

Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em.

Trong các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 được ban hành trong thời gian qua, phụ nữ, trẻ em luôn được xác định là đối tượng được ưu tiên và có nhiều hỗ trợ cao hơn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ bị nhiễm COVID-19, trẻ em mồ côi do bố mẹ bị tử vong do COVID-19,... điều này đã góp phần giúp phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, giảm bớt áp lực và nguy cơ bị bạo lực, xâm hại.

Giải pháp trước thực trạng bất bình đẳng giới gia tăng trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Trong các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 được ban hành trong thời gian qua, phụ nữ, trẻ em luôn được xác định là đối tượng được ưu tiên

Để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, tại buổi phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, bên cạnh các chính sách, chương trình để đảm bảo an sinh xã hội thì công tác truyền thông cần phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài và hiệu quả hơn nhằm thay đổi những định kiến giới đang tồn tại khá phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự tham gia của nam giới trong công việc gia đình và chấm dứt bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái.  

Bà Hoàng Tú Anh - Chủ tịch mạng lưới Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới GBVNet tại Việt Nam cho biết, cần phải có chương trình tiếp cận tới cả nam giới, thay vì chỉ có phụ nữ và trẻ em gái. Trong chiến lược dài hạn, cần phải có các chương trình giáo dục về bình đẳng giới đưa vào giảng dạy trong trường học cho trẻ em.

Ông Kidong Park - Quyền Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng đã đưa ra môt số khuyến nghị để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử và bạo lực giới. Ngoài việc thay đổi các chuẩn mực xã hội thông qua việc xây dựng văn hóa tôn trọng, bình đẳng đối với tất cả các giới không chỉ tại nhà, nơi làm việc, trường học, trên môi trường trực tuyến, cần xây dựng các luật, chính sách toàn diện;

Các chương trình thay đổi các quan niệm xã hội mang tính dài hạn và dựa trên cơ sở bằng chứng; xây dựng cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về các hình thức phân biệt đối xử và bạo lực giới đối với các nhóm khác nhau.

Bên cạnh đó cần có các dịch vụ thiết yếu có nhạy cảm giới, đáng tin cậy, giá cả phải chăng cho người bị bạo lực.

Bất bình đẳng giới từ những thách thức mang tính văn hoá và tình trạng mất cân bằng giới tínhBất bình đẳng giới từ những thách thức mang tính văn hoá và tình trạng mất cân bằng giới tính

SKĐS - Trong thời gian gần đây tình trạng bình đẳng giới ở nước ta đã có nhiều tiến bộ nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có vấn đề định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nghẹn ngào những hình ảnh trong đêm tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh trong đại dịch | SKĐS


Thanh Loan
Ý kiến của bạn