1. Viêm tai khi bơi có nguy hiểm không?
Nhiều người bị viêm tai sau khi bơi lội, nguyên nhân là do ống tai ngoài ứ đọng nước, khiến tai bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm phát triển dẫn đến viêm nhiễm.
Viêm tai ngoài là tình trạng sưng và viêm ống tai, dẫn đến hẹp ống tai và thường xuyên chảy dịch, đau sụn tai ngoài. Đỏ ống tai, đau tai, chảy dịch và chảy mủ là dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài (viêm tai ngoài). Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan sang các mô và xương gần đó.
Ngoài bơi lội, còn có một số yếu tố có thể dẫn đến viêm tai ngoài như: Chấn thương ống tai do các vật như tăm bông, nút tai hoặc máy trợ thính, ống tai hẹp, ống tai bị tắc nghẽn do ráy tai bị kẹt hoặc có dị vật, bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến, suy giảm miễn dịch…
Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, viêm tai ngoài có thể thể gây viêm màng não, viêm cốt tủy xương của nền sọ bên.
Các triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài bao gồm: Đau tai, ngứa tai, thoát nước tai, giảm thính lực… Một số trường hợp gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau dữ dội ở ống tai và tai ngoài, đau cổ. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, viêm tai ngoài có thể thể gây viêm màng não, viêm cốt tủy xương của nền sọ bên.
2. Điều trị viêm tai khi bơi như thế nào?
Mục tiêu của việc điều trị là ngăn chặn nhiễm trùng và giúp ống tai lành lại. Việc vệ sinh ống tai ngoài là cần thiết để giúp thuốc nhỏ tai chảy đến tất cả các vùng bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hút hoặc dụng cụ nạo tai để làm sạch dịch tiết, cục ráy tai, da bong tróc và các mảnh vụn khác.
2.1. Thuốc nhỏ tai
Viêm tai ngoài thường sẽ khỏi trong vòng một tuần nếu được điều trị đúng cách. Nếu không điều trị, có thể mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng để khỏi. Tuy nhiên, nên điều trị kịp thời để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng như mất thính lực hoặc nhiễm trùng ở các bộ phận khác của đầu hoặc cổ.
Đối với hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ tai phù hợp. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể sử dụng thuốc:
- Thuốc nhỏ tai chứa axit acetic giúp phục hồi môi trường kháng khuẩn bình thường của tai, có thể dùng thuốc mepatyl nhỏ tai trong các trường hợp viêm tai ngoài. Lưu ý, không sử dụng thuốc cho những người dị ứng với thành phần có trong thuốc. Thuốc có thể gây ngứa thoáng quá hoặc bỏng rát, kích ứng tại chỗ…
- Thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp viêm tai ngoài không biến chứng, có thể lựa chọn kháng sinh nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin hoặc ofloxacin). Cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị. Một số tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, phát ban hoặc ngứa cục bộ.
- Thuốc corticosteroid: Thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh có thể được kết hợp với một corticosteroid. Chỉ nên dùng thuốc trong một tuần và tối đa là hai tuần.
- Nếu viêm tai ngoài do nhiễm nấm có thể dùng thuốc nhỏ tai chống nấm: Ciclopirox, nystatin, clotrimazole, miconazole...
2.2. Thuốc kháng sinh đường uống
Nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hơn hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc nhỏ tai, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống.
Trong trường hợp viêm tai ngoài nặng (viêm tai hoại tử, nhiễm trùng vành tai), cần điều trị bằng kháng sinh đường uống. Có thể lựa chọn: Penicillin (amoxicillin + clavulanic acid) hoặc cephalosporin (cefpodoxime)...
2.3. Thuốc giảm đau
Có thể làm dịu cơn đau ở tai khi bơi bằng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen sodium (aleve) hoặc paracetamol. Lưu ý, cần dùng đúng liều lượng quy định để tránh gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.
Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn hoặc bệnh viêm tai ngoài ở giai đoạn nặng hơn, có thể dùng thuốc mạnh hơn để giảm đau.
3. Lưu ý khi điều trị
Để điều trị hiệu quả, nên giữ cho tai khô và tránh bị kích ứng thêm:
- Không bơi trong thời gian điều trị viêm tai ngoài.
- Không đeo nút tai, máy trợ thính hoặc tai nghe trước khi cơn đau hoặc tình trạng chảy dịch dừng lại.
- Tránh để nước vào ống tai khi tắm vòi sen hoặc tắm bồn. Sử dụng bông gòn tẩm dầu khoáng để bảo vệ tai khi tắm vòi sen hoặc tắm bồn.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Người mắc viêm tai có thể điếc vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.