Hà Nội

Viêm tai giữa tái phát ở trẻ dùng thuốc thế nào?

29-07-2023 07:00 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Viêm tai giữa nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp dù đã được điều trị nhưng trẻ vẫn bị viêm tai giữa tái phát. Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để tránh?

Viêm tai giữa cấp: Triệu chứng và phương pháp điều trịViêm tai giữa cấp: Triệu chứng và phương pháp điều trị

SKĐS - Viêm tai giữa cấp thường xuất hiện cùng hoặc sau khi mắc viêm mũi họng. Viêm tai giữa cấp có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ.

1. Tại sao viêm tai giữa dễ tái phát?

Tai giữa là vùng phía sau màng nhĩ, có nhiều xương tai cực nhỏ. Viêm tai giữa là một dạng nhiễm trùng cấp tính ở các mô vùng giữa của tai. Bệnh hay xảy ra sau mỗi đợt viêm mũi họng.

Viêm tai giữa khiến trẻ bị đau nhức tai, ù tai, giảm thính lực, khó chịu, sốt, mệt mỏi… Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm đến màng nhĩ, xương chũm, thậm chí có thể gây chậm nói ở trẻ.

Tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp gặp tình trạng viêm tai giữa tái phát nhiều lần.

Dùng thuốc thế nào để tránh trẻ tái phát viêm tai giữa? - Ảnh 2.

Viêm tai giữa khiến trẻ bị đau nhức tai, ù tai, giảm thính lực, khó chịu, sốt, mệt mỏi…

Nguyên nhân tái phát viêm tai giữa

- Phát hiện trẻ bị viêm tai giữa quá muộn, khiến bệnh nặng lên và điều trị khó khăn hơn.

- Điều trị không đúng cách.

- Tự ý dùng thuốc cho trẻ.

- Không điều trị dứt điểm: Khi thấy trẻ thuyên giảm các triệu chứng bệnh đã dừng dùng thuốc mà không dùng hết đơn, khiến bệnh nhanh chóng quay trở và nghiêm trọng hơn.

- Không trị sớm, dứt điểm các bệnh viêm đường hô hấp mà trẻ đã mắc trước đó: Viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…

- Không chăm sóc đúng cách.

- Không tuân thủ về lưu ý sinh hoạt phòng ngừa bệnh hiệu quả khiến bệnh tiếp tục tái phát.

- Sau điều trị không thăm khám, theo dõi định kỳ, đúng lịch.

- Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá...

2. Làm sao trị dứt điểm bệnh?

Trẻ bị viêm tai giữa tái phát khiến cho nguy cơ bội nhiễm tăng nhanh, trẻ buộc phải dùng nhiều kháng sinh nên càng làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, kháng thuốc.

Do đó, để có thể trị dứt điểm viêm tai giữa tránh tái phát, cầntuân thủ các nguyên tắc sau

2.1. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Việc tự ý dùng thuốc trị viêm tai giữa cho trẻ có thể khiến bệnh không khỏi mà còn làm cho bệnh nặng lên, khó điều trị. Khi trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa cần cho trẻ đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dùng thuốc thế nào để tránh trẻ tái phát viêm tai giữa? - Ảnh 3.

Không tự ý nhỏ thuốc vào tai trẻ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

2.2. Chỉ dùng kháng sinh khi được kê đơn

Kháng sinh chỉ có tác dụng khi dùng đúng thời điểm. Với các trường hợp nhẹ, dùng kháng sinh là không cần thiết. Không những thế, việc dùng không đúng loại kháng sinh, không đúng thời điểm sẽ không có hiệu quả điều trị, mà còn gây tác dụng không mong muốn nguy hiểm cho trẻ.

Các trường hợp nặng hơn, cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc kháng sinh cụ thể.

2.3. Không tự ý nhỏ thuốc vào tai

Việc sử dụng oxy già, bột kháng sinh… nhỏ/thổi vào tai không những không có có hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa mà còn có thể ảnh hưởng đến ống tai, xương chũm của trẻ.

2.4. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc

- Dùng thuốc đủ liều: Việc tuân thủ dùng đúng liều thuốc bác sĩ đã kê đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bệnh có được trị dứt điểm hay không. Do đó, để tránh cho trẻ bị viêm tai giữa tái phát, các bậc cha mẹ nên thực hiệnđúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc cần phải dùng.

- Đảm bảo dùng thuốc đủ thời gian: Dùng thuốc đủ thời gian cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo viêm tai giữa được trị dứt điểm, tránh tái phát. Nhiều bậc cha mẹ thấy các triệu chứng ở trẻ thuyên giảm chỉ sau vài lần dùng thuốc đã không cho trẻ uống thuốc hết đơn. Tuy nhiên, những trẻ này ngay lập tức sẽ bị viêm tai giữa tái phát, khiến bệnh nặng, điều trị khó khăn hơn.

Tái khám đúng hẹn: Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ phát hiện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc và điều chỉnh kịp thời.

Thông báo cho bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường: Trong quá trình điều trị, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để có phương hướng xử trí kịp thời, tránh giến chứng nguy hiểm.

3. Để phòng tránh mắc viêm tai giữa nên thực hiện

- Không cho trẻ sử dụng ti giả sau sáu tháng tuổi, không nên cho trẻ bú bình ở tư thế nằm.

- Hạn chế tiếp xúc thuốc lá, khói từ bếp đốt củi hoặc than, các loại khói này làm tăng nguy mắc viêm tai sau nhiễm trùng hô hấp.

- Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 3 tháng đầu giúp phòng viêm tai giữa cấp trong năm đầu.

- Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, giảm thời gian ở trường học trực tiếp giúp trẻ ít tiếp xúc với mầm bệnh hơn.

- Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung đủ vitamin D, nhai xylitol cũng cải thiện số lần tái phát viêm tai giữa.

- Tiêm chủng vaccine cúm, phế cầu và hib có thể phòng được các mầm bệnh chính gây bệnh viêm tai giữa cho trẻ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Viêm tai giữa cấp - Triệu chứng và phương pháp điều trị.

BS. Trần Đồng
Ý kiến của bạn