Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 1.

Những ngày tháng 5 lịch sử, các cựu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến cùng người dân cả nước lại về với Điện Biên để tưởng nhớ những người Anh hùng đã ngã xuống vì non sông, đất nước. 70 năm đã trôi qua nhưng ký ức và lịch sử về những ngày tháng hào hùng của quân và dân ta luôn sống mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính xúc động: "Chúng ta thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng; chúng ta bồi hồi tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính mến - Người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ, những đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa".

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, với tinh thần "Tất cả vì mặt trận", "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để chiến thắng", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ với ý chí quật cường, Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân cả nước đoàn kết đồng lòng, dồn sức người, sức của để Điện Biên Phủ trở thành chiến thắng quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân; góp phần quan trọng giành lợi thế lớn trên bàn đàm phán Hiệp định Geneve, mở ra trang mới vẻ vang cho cách mạng, cho dân tộc Việt Nam năm 1954.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 2.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) được thiết kế dạng hình nón cụt, trang trí xung quanh tạo hình quả trám mô phỏng chiếc mũ lưới ngụy trang của bộ đội ta.

Được hoàn thành cách đây 2 năm, bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ tại bảo tàng Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được xem là bức tranh lớn nhất thế giới về đề tài chiến tranh. Điều đặc biệt hơn, tất cả các hình ảnh và sự kiện được xâu chuỗi, kết nối liền mạch theo diễn biến của chiến dịch, tạo cho người xem một cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động. Bức tranh là tác phẩm nghệ thuật hoành tráng về quy mô, ấn tượng về nghệ thuật, đem đến cho người xem cảm giác chân thực, sống động nhất về diễn biến của 56 ngày đêm anh dũng chiến đấu của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 3.

Trường đoạn "Chiến thắng" mô tả hình ảnh quân ta vùng lên đánh chiếm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m². Toàn bộ bức tranh tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ. Bức tranh không chỉ mang giá trị về lịch sử, là thông điệp về khát vọng hòa bình mà còn là nguồn tư liệu quý, góp phần bảo tồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.


Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 4.

Với 4 trường đoạn lịch sử được phân tách theo chủ đề rõ ràng gồm: "Toàn dân ra trận" (trường đoạn 1) với hình ảnh trùng trùng từng đoàn dân quân thồ hàng, trèo non lội suối cung cấp lương thực cho tiền tuyến; Kế tiếp là "Khúc dạo đầu hùng tráng" (trường đoạn 2) với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, như một đòn đánh phủ đầu vào quân thù, khẳng định sức mạnh pháo binh của ta.

"Cuộc đối đầu lịch sử" (trường đoạn 3) với hình ảnh hầm hào, dây thép gai, đánh giáp lá cà và hình ảnh quả bộc phá phát nổ trên đồi cao A1, cho thấy sự khốc liệt của chiến trường năm xưa; Khung cảnh hào hùng về "Chiến thắng Điện Biên" (trường đoạn 4) với những hình ảnh thể hiện sự đối lập giữa từng đoàn tù binh địch và hình ảnh từng đoàn quân của ta vùng lên, với điểm nhấn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 5.

“Toàn dân ra trận” (trường đoạn 1): Là hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 6.

“Khúc dạo đầu hùng tráng” (trường đoạn 2): Điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng trận mở màn đã giáng một đòn nặng nề vào tinh thần của quân Pháp đồng thời cổ vũ các chiến sĩ của ta có thêm sức mạnh, củng cố niềm tin vào những trận đánh tiếp theo.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 7.

Hình ảnh tái hiện một đơn vị cứu thương trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 8.

“Cuộc đối đầu lịch sử” (trường đoạn 3): Hình ảnh hầm hào, dây thép gai, trận đánh giáp lá cà… phản ánh sự khốc liệt của chiến trường. Kết thúc trường đoạn bằng hình ảnh cột khói từ quả bộc phá trong lòng đồi A1.


Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 9.

“Chiến thắng” (trường đoạn 4): Hình ảnh quân ta vùng lên đánh chiếm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bức tranh panorama đã mô tả, khắc họa rõ nét "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" của quân và dân ta để làm nên "Chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu", gửi đến cả thế giới thông điệp về khát vọng giành độc lập, tự do. Dù đội quân xâm lược có hùng mạnh đến như thế nào cũng thất bại trước tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 10.

Hình ảnh hàng trăm chiến sĩ kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ… được tái hiện hết sức sinh động và chân thật.

Bên cạnh đó, cùng với ngòi bút tài tình, các họa sĩ tham gia vẽ tranh đã tái hiện sống động hơn 4.500 nhân vật, khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ kết hợp với phần mô hình đắp nổi. Tất cả được xâu chuỗi, kết nối tạo nên một bức tranh toàn cảnh về trận chiến Điện Biên Phủ, gây ấn tượng mạnh mẽ tới người xem.

Nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ mở cửa và đón du khách trong nước, quốc tế tới thưởng lãm tuyệt tác hội họa về trận chiến lịch sử của dân tộc. Tác phẩm nghệ thuật độc đáo này giúp người dân Việt Nam hiểu và cảm nhận được nỗi đau của chiến tranh, đặc biệt là ý chí kiên cường, lòng quyết tâm chống giặc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 11.

Nhiều du khách tham quan bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ trong dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).


Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 12.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của lương tri và phẩm giá con người, được thể hiện bằng sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường.

Đó là chiến thắng của chính nghĩa, của dân tộc Việt Nam anh hùng, của sự đoàn kết "quân với dân một ý chí", của tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, quyết chiến và khát khao chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta, vì "không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Minh Tấn (trú tại TP. Nam Định) xúc động nói: "Nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gia đình lên Điện Biên và ghé thăm bảo tàng để tham quan, khám phá bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ, để tận mắt thấy toàn cảnh trận chiến oanh liệt ngày xưa". Ông Tấn cho hay, cảm xúc của ông cũng như nhiều du khách tham quan đều thấy khâm phục ông cha ta ngày xưa đã nỗ lực hết sức để đấu tranh bảo vệ đất nước. Qua hàng nghìn nhân vật, các trường đoạn, phân cảnh tái hiện lại trong bức tranh chúng ta thấy được 56 ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ vô cùng ác liệt, mất mát nhưng cũng đầy tự hào.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 13.

Là người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất lịch sử, hiện đang công tác tại phòng CSGT (Công an tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thân Huyền luôn cảm thấy tự hào vì đã được sinh ra ở mảnh đất anh hùng và có lịch sử hào hùng. Chị Huyền nghẹn ngào nói: 

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 14.

Bên cạnh đó, là một cán bộ đang công tác trong lực lượng CSGT tỉnh Điện Biên và cũng là thế hệ trẻ, chị Huyền luôn tâm niệm bản thân mình phải tiếp nối truyền thống của thế hệ cha anh đi trước, nguyện cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình để đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 15.

Ông Đào Xuân Thép (trú tại Hà Nội) chia sẻ, bản thân ông thật xúc động và nghẹn ngào khi chiêm ngưỡng bức tranh bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ - tái hiện một thời chiến tranh oanh liệt của thế hệ đi trước, quyết tâm đấu tranh chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vẹn lãnh thổ. Dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ này, theo ông Thép, càng có ý nghĩa hơn vì đã giúp thế hệ trẻ thấy được những gian khổ, chiến đấu không quản ngại hy sinh để giữ cho đất nước được hòa bình. Đây cũng là động lực để thế hệ trẻ phấn đấu, nối tiếp truyền thống cha ông ta xưa.

Là người chủ trì thực hiện bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ, họa sĩ Nguyễn Văn Mạc cho biết, bức tranh Panorama đã tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ và là bức tranh hoành tráng ở Việt Nam lần đầu tiên anh chủ trì thực hiện. Các họa sĩ có gần 1.000 ngày để thực hiện bức tranh bằng tất cả những bút pháp về hội họa, sắp đặt, ánh sáng, âm nhạc để trở thành một công trình tổng hòa mang tầm cỡ lớn.

Sống lại ký ức hào hùng, oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 16.

Bức tranh panorama hơn 3.000m2 tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với sự đóng góp của hơn 200 họa sĩ đã được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.

Bức tranh panorama không chỉ giúp người xem cảm thụ nghệ thuật mà còn giúp họ hiểu thêm những hy sinh gian khổ mà người lính đã trải qua trong 70 năm về trước. Đây cũng sẽ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ tương lai.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn