1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng són tiểu
Són tiểu có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày, vấn đề thể chất, bệnh lý tiềm ẩn hoặc các phương pháp điều trị bệnh gây ra. Vì thế, để xác định rõ nguyên nhân người bệnh cần thăm khám, chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân són tiểu được chia ra làm 2 loại như sau
Són tiểu tạm thời
Do một số loại đồ ăn, đồ uống hoặc thuốc điều trị gây lợi tiểu, kích thích bàng quang và tăng lượng nước tiểu như:
- Bia rượu; Caffeine; Nước có ga; Chất ngọt nhân tạo; Sô cô la; Ớt; Thức ăn có chứa nhiều gia vị, cay, đường, acid, đặc biệt là trái cây họ cam quýt; Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ; Vitamin C liều cao.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến kích thích bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều và đôi khi là đi tiểu không tự chủ.
- Táo bón: trực tràng có vị trí giải phẫu gần bàng quang và cùng chung dây thần kinh chi phối. Khi táo bón làm cho phân cứng kích thích vào dây thần kinh ở trực tràng thường xuyên và quá mức, đồng thời làm cho người bệnh muốn đi tiểu thường xuyên.
Són tiểu do bệnh hoặc thay đổi của cơ thể
Són tiểu kéo dài có thể do một số vấn đề hay sự thay đổi về thể chất của cơ thể, gồm:
- Mang thai: Thay đổi nội tiết tố và tăng trọng lượng của thai nhi dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.
- Sinh con: Do trong quá trình sinh con, trong quá trình rặn quá mạnh và thời gian dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Bên cạnh đó, tình trạng sa tử cung, bàng quang, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đạo, dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ.
- Thay đổi tuổi tác: Do cơ của bàng quang càng yếu khi tuổi càng cao nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang, khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
- Mãn kinh: Sau khi mãn kinh, người phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn - một loại hormone giúp giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Sự suy giảm của các mô này có thể làm nặng thêm tình trạng không tự chủ.
- Cắt tử cung: Ở người phụ nữ, bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi rất nhiều cơ và dây chằng giống nhau. Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào tại hệ thống sinh sản của người phụ nữ như cắt bỏ tử cung sẽ làm tổn thương các cơ sàn chậu dẫn tới tiểu tiện không tự chủ.
- Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở đàn ông lớn tuổi. Ung thư tuyến tiền liệt Khối u bất cứ nơi nào dọc theo đường tiết niệu có thể chặn dòng nước tiểu bình thường, dẫn đến tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang (Overflow incontinence).
- Sỏi tiết niệu.
- Rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
2. Triệu chứng của són tiểu
Nhiều người bị són một lượng nước tiểu từ ít đến trung bình với tần suất từ thỉnh thoảng đến thường xuyên. Són tiểu chia thành 5 loại sau:
- Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng: nước tiểu bị rò rỉ khi người bệnh làm bàng quang bị tăng áp lực qua việc hắt hơi, ho, tập thể dục hoặc nâng các vật nặng. Hiện tượng này thường do cơ sàn chậu suy yếu.
Tiểu gấp: khi người bệnh có cơn buồn tiểu đột ngột, bị rò rỉ nước tiểu ra ngoài mà không kịp đến nhà vệ sinh. Tình trạng trên xảy ra với tần suất khá thường xuyên và cả vào ban đêm. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này có thể do nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh lý thần kinh như bệnh đa xơ cứng, chấn thương tủy sống.
- Són tiểu khi đầy bàng quang: do bàng quang không trống rỗng hoàn toàn nên dẫn đến tình trạng nước tiểu nhỏ giọt thường xuyên hoặc liên tục.
- Són tiểu chức năng: nguyên nhân gây ra do sự suy yếu về tinh thần và thể chất khiến bạn không thể đi vệ sinh kịp thời. Ví dụ: khi bạn bị viêm khớp háng nặng, bạn không thể mở nút quần đủ nhanh để đi vệ sinh.
Són tiểu hỗn hợp: là tình trạng người bệnh có nhiều hơn một loại tiểu không kiểm soát, thường là sự kết hợp của tiểu do áp lực lên bàng quang và tiểu không tự chủ.
3. Són tiểu có lây truyền không?
Bệnh són tiểu không phải là bệnh lây truyền.
4. Phòng ngừa són tiểu thế nào?
Những việc sau đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc són tiểu
Duy trì cân nặng hợp lý, tập các bài tập sàn chậu. Tránh các chất kích thích bàng quang như caffeine, rượu và thực phẩm có tính axit.
Ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát; Không hút thuốc hoặc tìm cách cai thuốc lá.
5. Các biện pháp điều trị bệnh són tiểu
Phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và loại són tiểu để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nguyên nhân trước và ưu tiên sử dụng các biện pháp ít xâm lấn trước, nếu phương pháp này thất bại thì sẽ chuyển sang phương pháp khác hay phối hợp nhiều phương pháp.
Thay đổi hành vi
Tập luyện bàng quang bằng cách nhịn đi tiểu khi bị kích thích. Người bệnh có thể bắt đầu bằng cách cố gắng nhịn trong 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi vào nhà vệ sinh cho đến khi bạn đi tiểu từ 2,5 đến 3,5 giờ.
Tiểu ngắt quãng (Double voiding):
Đây là kỹ thuật giúp người bệnh học cách làm trống bàng quang hoàn toàn hơn để tránh tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang (Overflow incontinence) bằng cách đi tiểu, sau đó chờ vài phút và tiếp tục đi tiểu.
Quản lý chế độ ăn uống
Người bệnh cần cắt giảm hoặc tránh các loại thực phẩm có cồn, caffeine hoặc axit. Giảm tiêu thụ chất lỏng, giảm cân hoặc tăng hoạt động thể chất cũng có thể làm giảm vấn đề.
Tập luyện cơ sàn chậu
Các bài tập này thường xuyên để tăng cường cơ bắp giúp kiểm soát việc đi tiểu. Còn được gọi là bài tập Kegel, bài tập này đặc biệt hiệu quả đối với tiểu tiện không tự chủ do căng thẳng.
Kích thích điện
Các điện cực được đưa vào trực tràng hoặc âm đạo của người bệnh để kích thích và tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu. Kích thích điện nhẹ nhàng có hiệu quả đối với tiểu tiện không tự chủ do căng thẳng và kích thích đi tiểu không kiểm soát, tuy nhiên người bệnh cần nhiều phương pháp điều trị này trong vài tháng.
Điều trị bằng thuốc
Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, kết quả khám/xét nghiệm, các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc để điều trị són tiểu phù hợp.
Sử dụng thiết bị y tế
Chèn niệu đạo (Urethral insert): đây là một thiết bị nhỏ, dùng một lần, giống như tampon được đưa vào niệu đạo trước khi người phụ nữ chuẩn bị có những hoạt động thể chất nhiều như chơi quần vợt, có thể kích hoạt không tự chủ. Do đó, thiết bị này hoạt động như một phích cắm để ngăn chặn rò rỉ và được gỡ bỏ trước khi đi tiểu.
Pessary là một chiếc vòng cứng được chèn vào âm đạo và thời gian đeo là cả ngày. Thiết bị này thường được sử dụng ở những người bị sa tử cung gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Pessary giúp giữ bàng quang của bạn, nằm gần âm đạo, để ngăn chặn rò rỉ nước tiểu.
Phẫu thuật
Sling procedures: Đây là phương pháp bác sĩ sẽ sử dụng mô của cơ thể và vật liệu tổng hợp để tạo ra một bộ khung xung quanh niệu đạo và cổ bàng quang của người bệnh nhằm giúp cho niệu đạo đóng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi thì không bị són tiểu.
Cơ thắt nước tiểu nhân tạo (Artificial urinary sphincter): Ở nam giới, bác sĩ sẽ sử dụng một vòng nhỏ chứa đầy chất lỏng được cấy quanh cổ bàng quang để giữ cho cơ thắt nước tiểu đóng lại cho đến khi người bệnh sẵn sàng đi tiểu. Để đi tiểu, người bệnh chỉ cần nhấn van được cấy dưới da làm cho vòng xì hơi và cho phép nước tiểu từ bàng quang chảy ra.
Muốn Huyết Áp Ổn Định Thì Nên 'Cạch Mặt' 5 Loại Thực Phẩm Này | SKĐS