Những 'bàn tay vàng' thổi hồn vào gốc cà phê

13-03-2023 09:43 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Qua "bàn tay vàng" của hơn 50 nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên đã "biến hóa" những gốc cà phê cổ thành sản phẩm mỹ nghệ độc đáo.

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kotam (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê với sự tham gia của hơn 50 nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 1.

Với chủ đề "Văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên, con người Tây Nguyên", các nghệ nhân có thời gian 3 ngày để chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ, mài, đục, cắt gọt trên thân gỗ cây cà phê.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 2.

Tỉ mỉ từng chi tiết.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 3.

Sản phẩm hoàn thiện phải được ghép từ 6 thân gốc cà phê trở lên, hoặc có nhiều sản phẩm rời theo chủ đề được chế tác từ 6 thân gốc cà phê trở lên.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 4.

Nội dung sản phẩm mô tả hình ảnh sinh hoạt, văn hóa tâm linh hoặc về thế giới tự nhiên, đồ dùng sinh hoạt, trang trí và các hình tượng khác trong đời sống vật chất, tinh thần của người Tây Nguyên.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 5.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 6.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 7.

Các sản phẩm phải thể hiện được nét đặc trưng về nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ, làm nổi bật được giá trị truyền thống và mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 8.

Khuyến khích những sản phẩm có ý tưởng sáng tạo, độc đáo, miêu tả được hình ảnh về Tây Nguyên.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 9.

Rất nhiều tác phẩm từ cây cà phê mang âm hưởng cũng như văn hóa của đồng bào Tây Nguyên như: Tinh hoa đại ngàn của nghệ nhân Nguyễn Triệu đến từ huyện Krông Bông; Khát vọng lửa hồng của nghệ nhân Trần Văn Mẫn; Cà phê Việt vươn xa của nghệ nhân Vũ Văn Diễn đến từ Đắk Nông; Đưa con lễ rẫy; Cà phê chồn…

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 10.

Sản phẩm hoàn thành sẽ được các nghệ nhân trực tiếp trình bày, thuyết minh về ý tưởng, nội dung, ý nghĩa về tác phẩm của mình và được ban giám khảo cuộc thi đánh giá, chấm điểm.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 11.

Đây là lần thứ 3 hội thi được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Khác với hai lần trước, lần này, cây cà phê được lựa chọn là chất liệu để các nghệ nhân sáng tạo, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 12.

Qua đó, sẽ phát huy giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị cây cà phê, giúp người nông dân có thêm thu nhập sau khi cây cà phê già cỗi; đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 13.

Đây là dịp để các nghệ nhân thể hiện niềm đam mê, sự sáng tạo trong nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ. Qua đó, ban tổ chức phát hiện các nghệ nhân giỏi để có chiến lược phát huy khả năng, tiềm năng của những nghệ nhân chế tác và giới thiệu những sản phẩm mỹ nghệ từ hội thi đến nhân dân 49 dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cùng du khách.

Những "bàn tay vàng" thổi hồn vào gốc cà phê  - Ảnh 14.

Kết thúc hội thi, các sản phẩm chế tác sẽ được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng – Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kotam để giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng văn hóa của con người Tây Nguyên đến khách du lịch.

Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn