Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp vượt khó mùa dịch COVID-19

28-10-2021 11:20 | Doanh nghiệp

SKĐS - Dịch COVID-19 hoành hành khiến hầu hết các doanh nghiệp "lao đao" thì vẫn có những doanh nghiệp lãi cao nhờ sản xuất kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu cao trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Có những doanh nghiệp "ngược dòng" vượt khó nhờ vào thực lực để chiếm lĩnh thêm thị phần.

Doanh nghiệp khó khăn vì COVID-19 được giảm 30% thuế thu nhập, giảm 30% VATDoanh nghiệp khó khăn vì COVID-19 được giảm 30% thuế thu nhập, giảm 30% VAT

SKĐS - Các doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm nhiều loại thuế khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp gặp khó khăn vì COVID-19 được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 30% VAT, miễn tiền chậm nộp phát sinh năm 2020-2021.

Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát

Trong khi nhiều lĩnh vực suy giảm hiệu quả kinh doanh trong quý III gắn với giai đoạn giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở TPHCM và các tỉnh phía Nam, doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế phòng dịch lại tăng trưởng lợi nhuận lớn. Đây là một trong những nhóm ngành hiếm hoi hưởng lợi trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.

Tại Công ty Cổ phần Y tế Danameco (mã chứng khoán: DNM), dù doanh thu quý III thấp hơn 14% cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 177 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 60% lên 8 tỷ đồng. Bí quyết của doanh nghiệp này nằm ở việc cải thiện biên lợi nhuận gộp, đồng thời tiết giảm chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Đặt trụ sở tại TP Đà Nẵng, tâm điểm của đợt dịch Covid-19 lần 2, Danameco phải gánh chi phí đầu vào tăng mạnh trong quý III/2020 nên ghi nhận lợi nhuận thấp dù doanh thu cao.

Đến quý III năm nay, khi dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp này đã chuẩn bị dự trữ nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho 6 tháng cuối năm nên chi phí không tăng mạnh như cùng kỳ, giúp biên lợi nhuận được cải thiện rõ rệt. Lợi nhuận quý III hoàn toàn tương phản với bức tranh 6 tháng đầu năm của Danameco. Nửa đầu năm, công ty chỉ lãi ròng vỏn vẹn 4 tỷ đồng, thấp hơn 84% so với cùng kỳ 2020 và chỉ tương đương một nửa con số của quý III. Lãnh đạo doanh nghiệp lý giải do trong hai quý đầu tiên, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nên doanh số khẩu trang, trang phục chống dịch tiêu thụ ở thị trường trong nước trở về mức bình ổn.

Nhiều doanh nghiệp vượt khó mùa dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Công ty Cổ phần Y tế Danameco là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi hưởng lợi trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Ảnh minh họa

Trong khi đó, Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (mã chứng khoán: TAC) cũng kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, nên ngay khi bùng phát COVID-19, doanh nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất. Lũy kế 7 tháng qua, doanh thu thuần của TAC đạt 2.615 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2019; lợi nhuận gộp 7 tháng hơn 370 tỷ đồng, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Mở thêm thị trường xuất khẩu mới

Lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may, chăn nuôi và thực phẩm tăng mạnh là do hưởng lợi, hoặc ít bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID19. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần, đạt kết quả kinh doanh rất tích cực ngay cả khi kết quả chung của ngành gặp khó khăn.

Đơn cử, dù ngành thép có kết quả kinh doanh suy giảm do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) vẫn mở rộng được sản xuất, tăng thị phần.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Việt Nam là quốc gia ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) duy nhất được dự báo tăng trưởng dương trong năm 2020. Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy nhiều hoạt động xây dựng, đầu tư công để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Dù vậy, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước 7 tháng năm 2020 đã ghi nhận mức tăng trưởng âm lần lượt là 6,9% và 9,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong bối cảnh đó, 6 tháng đầu năm 2020, thị phần của Hòa Phát trong mảng thép xây dựng vẫn tăng tới 31% so với cùng kỳ, trong khi 6 tháng đầu năm 2019 thị phần mảng thép xây dựng chỉ tăng được 25% so với cùng kỳ năm trước...

Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Lượng thép xuất khẩu 8 tháng của Hòa Phát đã vượt 17% so với cả năm 2019 với trên 310.000 tấn, tăng gần gấp đôi so với 8 tháng 2019. Các thị trường xuất khẩu chính của đơn vị gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Australia, Canada, Thái Lan, Campuchia, Lào. Trong các thị trường xuất khẩu, Malaysia có sự tăng trưởng tốt nhất. Tổng lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giao đến tháng 11 tới ở thị trường này là trên 50.000 tấn, tăng 6,3 lần. Ngoài ra, thép Hòa Phát đã khai thác được thêm một số thị trường mới như Kenya, Ghana (châu Phi), Trung Quốc.

Cũng có kết quả kinh doanh "ngược dòng", doanh nghiệp đầu ngành sữa là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã chứng khoán: VNM) vừa công bố báo cáo tài chính quí II/2020 với doanh thu nội địa và xuất khẩu trong quý tăng trưởng hai chữ số so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, quý II, doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 15.495 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019. Hoạt động kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu thuần 13.364 tỷ đồng, tăng 8% và chiếm tỷ trọng 86% trong tổng doanh thu.

Đối với hoạt động xuất khẩu, Vinamilk vẫn xuất khẩu sữa đi Trung Đông (hợp đồng 20 triệu USD), xuất khẩu sữa đặc sang Trung Quốc, xuất sữa hạt và trà sữa vào thị trường Hàn Quốc… trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Các hoạt động này đã đóng góp 1.370 tỷ đồng doanh thu trong quí II và tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 9% tổng doanh thu. Kết quả trong quí II, Vinamilk lãi sau thuế 3.085 tỷ đồng, tăng 6% so với quí II/2019.

Theo Nielsen, nhu cầu các sản phẩm sữa trong nước giảm 4% về giá trị và 3,4% về tăng trưởng doanh số bán lẻ trong 6 tháng đầu năm 2020. Dù vậy, theo nhóm phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, Vinamilk và Mộc Châu Milk (Vinamilk gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk) lần lượt đạt tăng trưởng doanh thu nội địa 2,5% và 9,7% trong nửa đầu năm, con số này vượt trội so với ngành và các công ty cùng ngành. Với kết quả kinh doanh của Vinamilk và Mộc Châu Milk, các nhà phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, Vinamilk đã giành thêm thị phần trong thời kỳ đại dịch.

Đẩy cũng là 2 trong số nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng lợi thế ngành hàng và biết "nương" theo dịch COVID-19 để "ăn nên làm ra", giữ ổn định việc làm cho người lao động và đóng góp tích cực cho nền kinh tế.

*Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Mời bạn đọc theo dõi video đang được quan tâm:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

An Nhiên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn