Người phụ nữ dân tộc Dao và quyết tâm bài trừ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

03-10-2023 08:14 | Xã hội

SKĐS - Nhiều tháng nay, chị Triệu Thị Sê ở Lâm Bình, Tuyên Quang đã "gõ từng nhà, rà từng người" để chia sẻ đã chiều về những hậu quả khôn lường của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến kinh tế, sức khỏe của cả gia đình.

Chị Triệu Thị Sê (43 tuổi) là một trong những người phụ nữ dân tộc thiểu số sinh sống tại thôn Khuổi Soan (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).

Từ những ngày đầu tháng 8/2023, chị Sê được nghe rất nhiều những thông tin về chủ đề tảo hôn và hôm nhân cận huyết thống.

Là người phụ nữ có hai con đang độ tuổi dậy thì, chị Sê rất quan tâm vấn đề này để hành trang kiến thức giáo dục con cái.

Người phụ nữ dân tộc Dao và quyết tâm bài trừ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 1.

Chị Triệu Thị Sê (áo tím) tham gia tuyên truyền đến từng người trong thôn về những tiêu cực của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: NVCC

Từ những buổi tham gia nghe tuyên truyền về những hậu quả khôn lường của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chị Sê trở thành tuyên truyền viên nòng cốt của xã Hồng Quang tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Bởi vậy, nhiều ngày nay, khi công việc thu hoạch lúa vụ chiêm của chị Triệu Thị Sê (43 tuổi, ở thôn Khuổi Soan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) vừa hoàn tất, cũng là lúc chị Sê bắt đầu nhiệm vụ đến Nhà văn hóa thôn để tuyên truyền đến những người phụ nữ khác trong thôn về những hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Thậm chí là "đến từng nhà, rà từng người" để "bàn" về hậu quả của chủ đề này.

Người phụ nữ dân tộc Dao và quyết tâm bài trừ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 2.

UBND huyện Lâm Bình tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp huyện về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số", với các thành viên tham gia là người dân tộc thiểu số.

Chị Sê cho biết, mặc dù là người dân tộc Dao và tại xã Hồng Quang, những người dân tộc Dao như chị lập gia đình sớm từ tuổi đôi mươi là không hề ít nhưng chị Sê chưa bao giờ nghĩ tới hậu quả của hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn.

"Tôi không biết, hôn nhân cận huyết thống sẽ có nguy cơ sinh con dị tật và mang bệnh di truyền cao. Từ đó, gia đình hai bên có nguy cơ kiệt quệ về cả trí lực, sức khỏe lẫn kinh tế", chị Sê cho hay. Cũng chính vì vậy, chị Sê đã thay đổi quan điểm về hôn nhân đối với các thế hệ sau này.

Theo đại diện lãnh đạo UBND huyện Lâm Bình, hiện nay, trên địa bàn huyện có 10 xã, thị trấn với hơn 10 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó có đến 95% là dân tộc thiểu số như dân tộc Tày chiếm 62%, dân tộc Dao hơn 25%, dân tộc Mông khoảng 6%. Ngoài ra có các dân tộc khác như Pà Thẻn (2% dân số) và 54 hộ tộc Người Thủy.

Với hơn 95% dân số là dân tộc thiểu số nên nhiều năm nay, huyện Lâm Bình đã triển khai nhiều chương trình tuyên truyền đến từng nhà, tường người và từng thôn bản các kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới…

Người phụ nữ dân tộc Dao và quyết tâm bài trừ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 3.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, những người dân tộc thiểu số sẽ được tiếp cận sâu hơn nữa và thường xuyên các kiến thức về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Qua đó, góp phần đẩy lùi và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Đặc biệt là các tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của dự án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn.

Đơn cử như hồi tháng 8/2023, UBND huyện Lâm Bình tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp huyện về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số". Nội dung xoay quanh các vấn đề, như: Tìm hiểu tác hại, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các giải pháp phòng, chống; các chính sách, pháp luật có liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số; công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em…

Thông qua hoạt động này, những người dân tộc thiểu số tham gia sẽ được tiếp cận sâu hơn nữa và thường xuyên các kiến thức về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Qua đó, góp phần đẩy lùi và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Nhiều hoạt động tuyên truyền cụ thể, ý nghĩa về pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiNhiều hoạt động tuyên truyền cụ thể, ý nghĩa về pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

SKĐS - Thanh Hóa triển khai nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân ở các địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Cam Thảo Nhiều Công Dụng Nhưng Ai Cần Tránh Xa? | SKĐS


Bảo Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn