Đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở Tây Bắc áp dụng công nghệ sản xuất, hạn chế mất an toàn thực phẩm

29-09-2023 16:05 | Xã hội

SKĐS- Ở vùng Tây Bắc nước ta có một cộng đồng Tin Lành là người dân tộc thiểu số khá đông đảo. Người dân sống tốt đời đẹp đạo, tích cực lao động sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, cùng nhau xây dựng bản làng, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế mất an toàn thực phẩm.

Tôn giáo với bà con dân tộc thiểu số

Đồng bào các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà Đảng và Nhà nước luôn chú trọng chăm lo cho cuộc sống vật chất tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ở vùng Tây Bắc nước ta có một cộng đồng Tin Lành là người dân tộc thiểu số khá đông đảo. Trong lối sống, đạo đức, kinh tế - xã hội, đạo Tin lành đã có nhiều ảnh hưởng.

Những người dân theo Tin Lành nơi đây hầu hết được sự giúp đỡ của Mục sư Tin Lành và những người đồng đạo. Khi gia nhập đạo, tham gia các buổi lễ ở nhà thờ, họ có sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của những người đồng đạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Họ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ của chính các Mục sư hay của những người khác trong nhà thờ về vốn và công ăn, việc làm và đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc trong chăm sóc sức khỏe.

Trong những buổi sinh hoạt, họ được tuyên truyền nhiều điều tích cực. Như đồng bào Mông theo đạo Tin Lành ở xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, Lai Châu là một ví dụ. Hàng tuần mỗi sáng chủ nhật, các tín đồ chức sắc Tin Lành bà con dân tộc Mông lại tập trung ở Pờ Ngài – một trong 7 điểm sinh hoạt tôn giáo ở địa bàn Huổi Luông. Các tín đồ đạo thánh Tin Lành tham gia không chỉ được nghe giảng kinh, hát Thánh ca, cầu nguyện mà còn được chia sẻ, trao đổi những việc khác trong bản; được tuyên truyền phòng chống các tệ nạn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

Ở bản Sima 2, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có gần 80 hộ dân. Người dân chủ yếu là dân tộc H’Mông và theo đạo Tin Lành. Các tín đồ, giáo dân luôn ý thức sống tốt đời, đẹp đạo, kính Chúa, yêu nước, phụng sự quốc gia, dân tộc.

Tại nhà sinh hoạt cộng đồng mỗi sáng chủ nhật, giáo dân ở bản cùng nhau nghe giảng về lòng yêu kính Chúa, yêu thương con người, không nghe theo kẻ xấu xúi giục đi lầm đường lạc lối. Tại đây, bà con cũng trao đổi kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình như trồng cây ăn quả, nuôi trâu bò, làm nương rẫy…; đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc trong chăm sóc sức khỏe.

Đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở Tây Bắc áp dụng công nghệ sản xuất, hạn chế mất an toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, xã Chung Chải cũng đã thực hiện nhiều giải phảp. Xã thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với các chức sắc, chức việc, những người có uy tín, trưởng nhóm đạo ở các bản, làng để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tín đồ. Bà con giáo dân vì vậy tin tưởng vào các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các phong trào thi đua yêu nước, nhân đạo từ thiện, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường... được giáo dân tự nguyện thực hiện và đạt hiệu quả cao.

Người dân trong bản đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo, tích cực lao động sản xuất nông nghiệp, cùng nhau xây dựng bản làng, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ nay đến năm 2025, xã đã đặt mục tiêu hoàn thành 15/19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, 13/13 (100%) bản có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng và có điện lưới quốc gia.

Đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, hạn chế mất an toàn thực phẩm

Trong phát triển kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số có đạo vùng Tây Bắc đã có nhiều thay đổi. Nơi đây đã dần hình thành vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, các hợp tác xã ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra giá trị cao.

Chẳng hạn như ở nơi có đông đồng bào dân tộc theo đạo Tin Lành sinh sống xã Sa Pả, Thị xã Sa Pa (Lào Cai), HTX rau quả Thắng Lợi đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng, HTX đã xây dựng 2,5ha khung nhà màng, trang bị hệ thống tưới nước tự động, hệ thống giá trồng cây, hệ thống lọc nước, đèn led… để đầu tư sản xuất những sản phẩm chất lượng cao theo thời vụ như cà chua, dâu tây, dưa lưới, dưa pepino, dưa chuột…

Các sản phẩm được trong nhà lưới hoàn toàn bảo đảm chất lượng. Các loại côn trùng không thể gây hại đến cây trồng, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, cây được trồng bằng giá thể đã qua xử lý, các luống cây đều được phủ một lớp nylon ngăn cỏ cạnh tranh dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng tốt mà không phải dùng thuốc diệt cỏ. Nhờ việc đảm bảo quy trình ngiêm ngặt, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nói không với các loại hóa chất độc hại nên chất lượng được đảm bảo. Điều này cũng góp phần ngăn chặn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở địa phương cũng đã được tạo công ăn việc làm đều đặn, thu nhập ổn định hơn.

Phát huy vai trò của các tôn giáo, truyền thông đa dạng nâng cao an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núiPhát huy vai trò của các tôn giáo, truyền thông đa dạng nâng cao an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núi

SKĐS - Để nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núi, Lào Cai đã đẩy mạnh truyền thông đa dạng như ngay tại các chợ, phát huy vai trò của các tôn giáo.



Gia Minh th
Ý kiến của bạn