Hà Nội

Các làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông chung tay kiểm soát an toàn thực phẩm

29-09-2023 08:52 | Xã hội
google news

SKĐS – Trước nguy cơ về vấn đề an toàn thực phẩm khi là điểm du lịch lớn, các làng văn hóa dân tộc Mông đã tham gia mô hình điểm kiểm soát an toàn thực phẩm.

Gắn kết các tôn giáo cùng đẩy mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trườngGắn kết các tôn giáo cùng đẩy mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường

SKĐS - Ngoài việc nâng cao ý thức cho người dân, các cơ sở tôn giáo chung tay tuyên truyền đã góp phần giúp Hà Nội đẩy mạnh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, kịp thời phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn, các cơ sở còn tồn tại các vi phạm, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình chế biến.

Để kiểm soát tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn, việc xây dựng mô hình điểm về ATTP là hết sức cần thiết trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thu hút phát triển du lịch đã được các địa phương vùng cao đẩy mạnh, xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Mèo Vạc là một thị trấn nhỏ ở tỉnh Hà Giang nhưng nơi đây lại là địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang. Hàng năm thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Ngoài phong cảnh thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa của người dân tộc, khám phá ẩm thực Mèo Vạc cũng là một trải nghiệm không thể thiếu trong chuyến tham quan ở đây của các du khách. Địa phương có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn mang đặc trưng của người dân tộc như các món thắng cố, thịt trâu gác bếp, cháo ấu tẩu…

Các làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông chung tay kiểm soát an toàn thực phẩm - Ảnh 2.

Việc kiểm soát ATTP tại làng văn hóa du lịch cộng đồng Pả Vi đẩy mạnh vì không chỉ là nơi để mọi người khám phá, trải nghiệm nét đặc sắc văn hóa của người Mông mà còn khám phá cả ẩm thực

Tại Làng văn hóa dân tộc Mông, xã Pả Vi của huyện Mèo Vạc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang đã triển khai phổ biến kiến thức và ký cam kết mô hình điểm có kiểm soát an toàn thực phẩm từ mấy năm nay. Hoạt động này nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý ATTP trên địa bàn; nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh, chế biến của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

27 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Làng văn hóa dân tộc Mông đã tham gia vào mô hình điểm. Các cơ sở đã được tập huấn nâng cao kiến thức trong công tác bảo đảm ATTP, được hướng dẫn xây dựng cơ sở đảm bảo các điều kiện về ATTP, giới thiệu hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, Website, Zalo, Facebook của Chi cục. Các cơ sở kí và niêm yết bản cam kết, 10 tiêu chí ATTP; cấp phát tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về an toàn thực phẩm...

Huyện cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác kiểm tra vệ sinh ATTP. Về về cơ bản các chủ hộ kinh doanh, nhà hàng phục vụ ăn uống thực hiện ký cam kết không vi phạm những quy định trong kinh doanh, đặc biệt là về vệ sinh ăn uống. Theo lãnh đạo Chi cục ATTP, mô hình điểm kiểm soát an toàn thực phẩm đã góp phần vào tạo dựng niềm tin, thương hiệu và xây dựng hình ảnh tốt đối với khách du lịch khi đến với Làng văn hóa dân tộc Mông, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc.

Tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cũng đã triển khai phổ biến kiến thức và ký cam kết mô hình điểm an toàn thực phẩm. Những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tham gia mô hình điểm đã quán triệt nội dung về quy định ATTP và tầm quan trọng của ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, và được chuyên viên của Chi cục hướng dẫn về các quy định đảm bảo ATTP, thực hiện việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm cung cấp cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống…

Các cơ sở ký bản cam kết trách nhiệm về ATTP; niêm yết bản cam kết, 10 tiêu chí ATTP; 10 nguyên tắc vàng ATTP và được cấp phát tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

Chi cục phối hợp với Trung tâm Y tế huyện kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP. Mô hình điểm an toàn thực phẩm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý ATTP trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm; chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định về ATTP trong việc kinh doanh, chế biến dịch vụ ăn uống.

Thời gian tới tiếp tục kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng, Chi Cục đề nghị các cơ sở tiếp tục quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng các điều kiện về đảm bảo ATTP theo đúng quy định; tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định hiện hành về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguồn nước sạch và nhân lực tham gia chế biến…

Sơn La phát hiện nhiều cơ sở vi phạm liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn từ đầu nămSơn La phát hiện nhiều cơ sở vi phạm liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn từ đầu năm

SKĐS – Với nhận thực của người dân, tình trạng mất an toàn thực phẩm trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Từ đầu năm, Sơn La đã thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 612 cơ sở vi phạm.


H.My
Ý kiến của bạn