Loại nấm gây biến dạng mặt, sưng nề mũi, má

25-02-2022 18:44 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Nam thanh niên đến viện khám với "gương mặt Cushing", mũi gồ ghề. Nghi ngờ tổn thương ác tính, bác sĩ chỉ định phẫu thuật sinh thiết, kết quả, anh nhiễm nấm Conidiobolus.

Ngày 25/2, khoa Laser thẩm mỹ thuộc Bệnh viện 108 - thông tin đơn vị này gần đây tiếp nhận một số trường hợp đến khám vì tổn thương sưng nề vùng mũi, má. Các bệnh nhân này đã từng khám và điều trị nhiều nơi, nhiều đợt nhưng không khỏi. 

Nam bệnh nhân 30 tuổi, bị tổn thương phần mềm cạnh sống mũi ở vùng sẹo phẫu thuật cũ vài lần. Tới khám tại Bệnh viện 108, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối cạnh sống mũi phải nhưng không rõ ranh giới.

Anh cho biết từng đi khám nhiều nơi, điều trị nhiều đợt, thậm chí phẫu thuật cắt bỏ tổn thương vài lần nhưng không khỏi. Nghiêm trọng hơn, nam thanh niên vì dùng nhiều thuốc chống viêm corticoid khiến bản thân có "khuôn mặt Cushing". 

Nghi ngờ tổn thương ác tính, bác sĩ lâm sàng chỉ định phẫu thuật sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học. Kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh xác định anh bị nhiễm nấm Conidiobolus dưới da. 

Loại nấm gây biến dạng mặt, sưng nề mũi, má - Ảnh 1.

Nguồn: Bệnh viện 108

Nhiễm nấm Conidiobolus là gì?

Theo TS Ngô Thị Minh Hạnh, khoa Giải phẫu bệnh thuộc Bệnh viện 108 cho biết, đây là tình trạng nhiễm trùng mô dưới da vùng mũi, má và môi trên do nấm Conidiobolus coronatus gây ra. Bệnh phát hiện chủ yếu ở nước nhiệt đới, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

Nấm Conidiobolus coronatus tìm thấy ở rau thối rữa, nguồn gây bệnh từ các loài sinh vật có chân đốt như côn trùng, nhện. Bệnh nhân nhiễm nấm Conidioblus thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch, hít phải bào tử nấm hoặc bị chấn thương nhỏ như bị côn trùng cắn.

Nhiễm nấm Conidiobolus biểu hiện ra sao? 

Bệnh gặp ở người lớn, nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 8/1. Bệnh nhiễm trùng bắt nguồn từ niêm mạc mũi dẫn đến tắc mũi, có thể chỉ 1 bên mũi. 

Mô viêm sưng, phù nề ảnh hưởng đến mũi, cuốn mũi, má, môi trên và cuối cùng gây biến dạng mặt. 

Vùng bị nhiễm có ranh giới với vùng lành nhưng không di động. Tổn thương nhẹ biểu hiện viêm nề thành khối vùng mũi má. Bệnh hiếm khi đe doạ đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến tổn thương biến dạng mặt.

Chẩn đoán, điều trị nhiễm nấm Conidiobolus như thế nào?

Theo BS Hạnh, việc chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng, giải phẫu bệnh và nuôi cấy mảnh mô sinh thiết xác định nấm Conidiobilus. Đặc điểm lâm sàng có sưng tại chỗ vùng mũi, má, mặt. Trên mảnh sinh thiết có các bào tử nấm được quây quanh các tế bào viêm hạt, giàu bạch cầu ái toan.

Mắc bệnh này, bệnh nhân được nhỏ dung dịch kali i-ốt bão hoà trong một thời gian dài và uống thuốc điều trị nấm...

BS Hạnh nhấn mạnh, bệnh nhân nhiễm nấm Conidiobolus tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị đúng sẽ khiến bệnh dai dẳng, ảnh hưởng sức khoẻ, thẩm mỹ.

"Thậm chí, bệnh nhân phải chịu những phẫu thuật không cần thiết, chịu hậu quả do thuốc khi điều trị không đúng" - TS Hạnh cho hay.

Laser màu xung - kỹ thuật cao mới trong điều trị hạt cơm phẳng Laser màu xung - kỹ thuật cao mới trong điều trị hạt cơm phẳng

SKĐS - Mắc hạt cơm phẳng, mặt chị Oanh chi chít nốt sẩn. Sợ lây bệnh lạ cho con, chồng chị yêu cầu ngủ riêng, thay hết ga gối, để xa khăn mặt đồ dùng, giặt riêng quần áo… Con gái nhỏ cứ nhìn thấy mẹ là khóc.


T.Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn