Hà Nội

Làm gì để Quốc ca không còn nỗi lo bị ‘đánh bản quyền’?

08-12-2021 20:50 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - "Khai thác và sử dụng Quốc ca trong mọi trường hợp thế nào cho đúng quy định pháp luật, không bị đánh bản quyền trên nền tảng số?” là câu hỏi được đặt ra những ngày gần đây.

Bản quyền Quốc ca nhìn từ nhiều góc độBản quyền Quốc ca nhìn từ nhiều góc độ

SKĐS - Buổi phát trực tiếp trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam với Lào tại AFF Cup 2020 trên Youtube tối 6/12 bị tắt tiếng phần lễ Quốc ca đang được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt.

Một số bản ghi âm Quốc ca trên Youtube bị "đánh bản quyền" và mới nhất, trong trận bóng đá của đội tuyển Việt Nam, đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng giải đấu tắt phần âm thanh Quốc ca của Việt Nam trên Youtube càng khiến dư luận bức xúc. 

Đây như giọt nước tràn ly về việc khai thác và sử dụng Tiến quân ca – Quốc ca Việt Nam trên nền tảng số, các sự kiện thể thao nói riêng và đặt ra câu hỏi bản quyền của bản nhạc Tiến quân ca.

Làm gì để Quốc ca không còn nỗi lo bị ‘đánh bản quyền’? - Ảnh 2.

Thông báo tắt tiếng phần lễ chào cờ trong trận đấu của đội tuyển Việt Nam với Lào gần đây tại AFF Cup 2020 trên sóng trực tiếp Youtbe khiến dư luận bức xúc.

Cần có những quy định rõ ràng bằng văn bản về việc khai thác và sử dụng Quốc ca Việt Nam trong mọi trường hợp

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long chia sẻ, trong con mắt của mọi người, Quốc ca là một tài sản chung, là nhạc hiệu đại diện cho đất nước. Vậy mà trong một trận bóng đá quốc tế được rất nhiều người quan tâm, Quốc ca lại bị tắt tiếng. Tôi tin rất nhiều người sẽ có cảm giác "thật là mất thể diện".

Việc một đơn vị nào đó nhận bản quyền bản ghi Quốc ca Việt Nam trên YouTube có đúng không? Đúng ở điểm nếu họ là đơn vị đầu tư sản xuất bản nhạc Quốc ca Việt Nam bằng tiếng và họ có khai thác trên YouTube đồng thời thực hiện các quy định về bản quyền theo những quy định và đặc thù riêng của nền tảng này, trong khi ban tổ chức lại lấy bản thu âm đó để bật trong phần lễ chào cờ trước khi vào trận đấu của đội tuyển Việt Nam ở giải đấu bóng đá quốc tế kia.

Làm gì để Quốc ca không còn nỗi lo bị ‘đánh bản quyền’? - Ảnh 3.

Nhà nghiên cứu âm nhạc - nhạc sĩ Nguyễn Quang Long.

Tuy nhiên, họ sẽ không đúng và vi phạm về bản quyền nếu tự ý sản xuất phần âm thanh và khai thác thác nó vì lợi ích kinh tế khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm hoặc người có quyền hợp pháp về bản quyền của tác phẩm. Và theo những gì tôi được biết thì tác phẩm Quốc ca Việt Nam đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho đất nước thông qua Bộ VH-TT&DL cho nên việc khai thác vì lợi ích kinh tế tác phẩm này khi chưa được sự cho phép bằng văn bản của Bộ này là sự vi phạm quyền tác giả.

Vậy làm sao để những trường hợp tương tự không xảy ra trong tương lai? Cần có những quy định rõ ràng bằng văn bản về việc khai thác và sử dụng Quốc ca Việt Nam trong mọi trường hợp. Ở đó, tất cả các tổ chức, cá nhân kể cả trong nước và nước ngoài đều có quyền được sử dụng mà không làm biến dạng tác phẩm, không được khai thác vì mục đích cá nhân liên quan đến kinh tế... vì tác phẩm là bộ mặt của quốc gia và vì nguyện vọng của tác giả Quốc ca.

Một mặt khác cũng hết sức quan trọng đó là cần có một bộ sản phẩm thành phẩm riêng về Quốc ca Việt Nam ở nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: nhạc không lời, nhạc có lời, hát đồng ca, tốp ca, đơn ca... Bộ sản phẩm này phải do Nhà nước, có thể thông qua Bộ VH-TT&DL hoặc đơn vị nào khác có đủ thẩm quyền sản xuất và giữ quyền tác giả, đồng thời giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thức làm sao để các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhất.

Mọi cá nhân hay tổ chức đều có quyền ghi âm lại bản Quốc ca, miễn đừng làm sai lệch giai điệu và lời ca

Bác sĩ, Nhạc sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Saint Paul) là người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Anh cho biết, "nhiều năm trước, tôi có tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện bản quyền âm nhạc ở Việt Nam. Thật tiếc mọi việc mới chỉ dừng trên bàn giấy. Âm nhạc chỉ thực sự phát triển khi làm tốt công tác bản quyền. Hiện tại ở Việt Nam, theo tôi, bản quyền âm nhạc vẫn đang ở trước vạch xuất phát. Đó là lí do kìm hãm âm nhạc Việt Nam phát triển.

Làm gì để Quốc ca không còn nỗi lo bị ‘đánh bản quyền’? - Ảnh 4.

Bác sĩ, Nhạc sĩ Trần Văn Phúc.

Chủ đề bản quyền âm nhạc là câu chuyện rất dài, ở đây chúng ta chỉ tập trung vào câu chuyện: Quốc ca có bản quyền không? Cho đến nay, hầu hết các bài quốc ca trên thế giới đều thuộc phạm vi công cộng, tức là sở hữu chung của mọi công chúng, lí do một phần do tuổi tác của tác phẩm, phần khác quan trọng hơn đó là luật quy định một sản phẩm khi trở thành biểu tượng quốc gia thì sẽ không có bản quyền.

Tuy nhiên, các tổ chức hoặc cá nhân vẫn có thể đầu tư công sức và tiền của để ghi âm lại một bài quốc ca, việc ghi âm phần phối khí của họ sẽ được bảo vệ bản quyền. Đây gọi là quyền cơ học (Mechanical rights). Nó là một thuật ngữ được công nhận trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Ví dụ bản Quốc ca Mỹ, tại Giải Bóng đá Quốc gia (NFL) thì bản ghi âm quốc ca phải do chính NFL thực hiện, nó cử lên trước mỗi trận đấu, được phát sóng trên các kênh truyền hình. Nhưng các sự kiện khác muốn sử dụng bản này thì phải xin phép hoặc bỏ tiền ra mua. Cũng như vậy, Giải Bóng chày nhà nghề (MLB) hay Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA)… đều phải tự thu âm các bản quốc ca của mình.

Nhưng vì Quốc ca Hoa Kỳ thuộc quyền sở hữu của toàn dân Mỹ, nên những người thích hát nó trong phòng tắm vẫn thoải mái, hoặc thể hiện khả năng âm nhạc của mình trên các nền tảng như YouTube vẫn vô tư, chẳng ai cấm. Nhưng nếu đăng tải bản ghi âm của NFL chẳng hạn, thì sẽ bị cấm, bởi vì đó là sản phẩm có bản quyền.

Bài hát Tiến quân ca, được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam, tức là danh chính ngôn thuận Quốc ca Việt Nam đã trở thành tài sản công, nên không còn bản quyền tác giả. Nhưng quyền cơ học thì có. Bởi vậy, ở một xã hội phát triển, thì mọi cá nhân hay tổ chức đều có quyền ghi âm lại bản quốc ca, miễn đừng làm sai lệch giai điệu và lời ca. Với bản ghi âm đó, thì quyền sở hữu sẽ được bảo vệ, dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ.

Không đồng ý với bất kỳ hành vi sở hữu độc quyền Tiến quân ca vì mục đích thương mại trên nền tảng số

Liên quan đến bản nhạc Tiến quân ca bị "đánh bản quyền" trên nền tảng số gần đây, họa sĩ Văn Thao, con trai cố nhạc sĩ Văn Cao cho biế gia đình rất buồn, lạ và thấy vô lý trước sự việc Quốc ca gặp những câu chuyện không vui này.

Làm gì để Quốc ca không còn nỗi lo bị ‘đánh bản quyền’? - Ảnh 5.

Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao.

Theo họa sĩ Văn Thao, một tổ chức nào đó nhận là bản ghi âm Tiến quân ca của mình, nếu không hỏi đến quyền tác giả ca khúc là họ vi phạm. "Nếu họ dàn dựng bản ghi âm đó thì họ phải hỏi tác giả, phải xin phép. Giờ là phải xin phép Nhà nước vì Tiến quân ca đã được hiến tặng cho Nhà nước và nhân dân từ năm 2016. Nếu vi phạm bản quyền quốc gia, thì đại diện là Bộ VH-TT&DL đứng ra xử lý việc này cho rõ ràng", ông Văn Thao chia sẻ.

Họa sĩ Văn Thao cho biết từng nhiều lần lên tiếng về việc cần có một bản hòa âm, phối khí chính thức và thống nhất về Tiến quân ca để sử dụng cho mọi mục đích, không được để xảy ra tình trạng mỗi một nơi sử dụng một bản khác nhau, nhưng điều này tới nay vẫn chưa thực hiện được.

Trong khi đó, bà Hà Anh, con dâu cố nhạc sĩ Văn Cao khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với bất kỳ hành vi sở hữu độc quyền ca khúc này vì mục đích thương mại trên nền tảng số đối với bất kỳ cá nhân hoặc tập thể nào".

Phú Quang, câu chuyện đằng sau những bức ảnhPhú Quang, câu chuyện đằng sau những bức ảnh

SKĐS - Nhạc sĩ Phú Quang, ông hoàng của những bản nhạc tình mùa đông đã chọn ngày rời cõi tạm vào đúng một ngày đông, là sáng nay.


Quỳnh Hoa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn