Hà Nội

Cần đổi mới cách thức thông tin, truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số

15-11-2022 17:48 | Xã hội
google news

SKĐS - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc góp ý dự thảo Đề án "Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn" giai đoạn 2023-2025.

Đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, UBND và Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).

Cần đổi mới cách thức thông tin, truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng chủ trì hội thảo.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược đối với cách mạng Việt Nam và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS&MN. Đời sống đồng bào đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN chiếm 34,69% tổng số hộ nghèo của cả nước, cá biệt một số nhóm dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo trên 75%; hơn 20% người DTTS trên 15 tuổi chưa biết đọc, biết viết những câu tiếng Việt thông thường; vẫn còn 10 dân tộc có tỷ lệ tảo hôn trên 45% và 6 dân tộc có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống trên 25%...

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do vùng đồng bào DTTS&MN chủ yếu là vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp. Cùng với đó, tình trạng biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn ra nghiêm trọng và khó lường…

Việc thực hiện chính sách "Tiếp tục cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn" giai đoạn 2022 - 2025 là hết sức cần thiết. Chính sách này sẽ góp phần trong việc thực hiện có hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu mục tiêu Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia. 

Các ấn phẩm báo, tạp chí với vai trò nòng cốt, định hướng dư luận xã hội tiếp tục đưa thông tin đến với đúng đối tượng, kịp thời, chính xác vì lợi ích của đồng bào vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết: Các báo, tạp chí tham gia cung cấp thông tin, truyền thông cho các đối tượng thụ hưởng ở vùng đồng bào DTTS cần thực hiện đổi mới khắc phục việc đưa thông tin chồng chéo, tràn lan, khó kiểm soát, dàn trải; phát huy được thế mạnh của các báo, hạn chế cao nhất sự nhàm chán, lãng phí.

Tại hội thảo, các đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và nhiều địa phương như: Hà Giang, Hoà Bình, Nghệ An, Lào Cai… đã phát biểu đồng tình với báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc "Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn" giai đoạn 2019 - 2021 và dự thảo Đề án "Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn" giai đoạn 2023-2025.

Đại diện các địa phương cũng đề xuất nhiều ý kiến đóng góp bổ sung Đề án, trong đó tập trung vào vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của các báo, tạp chí nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nâng cao nhận thức, định hướng cho đồng bào, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững ở các địa phương vùng DTTS&MN.

Đồng thời nhiều địa phương cũng đề nghị cấp đầy đủ các ấn phẩm báo, tạp chí cho các cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương để phục vụ cho việc quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả của báo chí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Thông tin về dự thảo Đề án, bà Hoàng Thị Lề, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) cho biết, ngoài đổi mới về nội dung, bổ sung đối tượng hưởng thụ các ấn phẩm báo, tạp chí in…, Đề án còn bổ sung nội dung xây dựng App chuyên trang điện tử dân tộc thiểu số và miền núi ứng dụng công nghệ đọc tự động bằng tiếng phổ thông và một số tiếng dân tộc thiểu số nhằm cung cấp thông tin kịp thời tới những địa bàn đi lại khó khăn, đến mọi người dân, đến cơ quan quản lý qua điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị nghe nhìn khác.

Khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khănKhảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn

SKĐS - Từ ngày 12 - 21/10, Đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc đã tổ chức điều tra, khảo sát tại các tỉnh Đắk Nông và Kon Tum nhằm đánh giá kết quả thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn (Quyết định số 45).

Xem thêm video đang được quan tâm

Bộ Y tế cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11,12 | SKĐS


Hà Giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn