Thúc đẩy sử dụng nền tảng trực tuyến nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

06-05-2022 17:50 | Thời sự

SKĐS - Chiều ngày 5/5/2022, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, Tổ chức Plan International tại Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số phòng, chống tảo hôn và mua bán người. Hội thảo với hơn 100 đại biểu gồm các điểm cầu Hà Nội, Hà Giang, Lai Châu và Quảng Trị.

Thúc đẩy sử dụng nền tảng trực tuyến nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số  - Ảnh 1.

Dự án "Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán ngườitảo hôn thông qua công nghệ số" (EMPoWR) được triển khai tại 52 xã, 11 huyện của 4 tỉnh là Quảng Bình, Hà Giang, Lai Châu và Quảng Trị do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và tổ chức Plan International Việt Nam cùng thực hiện, với sự đồng tài trợ của Liên minh châu Âu và Plan International Bỉ. Mục tiêu của dự án là 17.200 em thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số (8.300 em nữ và 8.900 em nam) trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ nhằm chống tảo hôn và phòng, chống mua bán người, an toàn trên mạng, sức khỏe sinh sản cũng như tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ.

Tại Hội thảo, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, Giám đốc dự án Em Vui, chia sẻ: "Thông qua Hội thảo này, dự án mong muốn được truyền thông, lan tỏa những thông điệp mạnh mẽ đóng góp vào nỗ lực chung của Chính phủ và toàn xã hội đẩy lùi nạn tảo hôn và phòng, chống mua bán người".

Tại Hội thảo, Ban tổ chức đã giới thiệu nền tảng Em Vui và phát động chương trình 100 thông điệp về nạn buôn người, nạn tảo hôn và các nội dung liên quan.

Mục tiêu chính là hỗ trợ các em sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu kiến thức về phòng chống tảo hôn, mua bán người, Nền tảng Em Vui là không gian kỹ thuật số được sử dụng trên 6 kênh mạng xã hội, nhằm trang bị cho thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số kiến thức và kỹ năng để các em có thể chủ động và tự tin phòng tránh tảo hôn và nạn mua bán người. Đây cũng là diễn đàn đối thoại giữa thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số với các cơ quan quản lý thực hiện chính sách của Chính phủ và các địa phương.

Sau khi nắm bắt thông tin, các đại biểu tham dự hội thảo đã trao đổi nhiều ý kiến cụ thể. Phần lớn ý kiến ghi nhận, đánh giá cao sự phát triển của nền tảng trực tuyến "Em vui". Tính đến ngày 30/4/2022, nền tảng trực tuyến "Em vui" đã có 1.342 thành viên, thu hút 28.000 lượt truy cập và 32.000 lượt tương tác, bình luận, tải tài liệu… Các video, tài liệu về kiến thức liên quan đến an toàn trên mạng, sức khỏe sinh sản, phòng chống tảo hôn và mua bán người… được cập nhật thường xuyên, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên vùng cao.

Để nền tảng trực tuyến "Em vui" thu hút hơn nữa sự quan tâm, các đại biểu và cán bộ, phóng viên báo chí đã đề xuất phía dự án tăng cường hoạt động truyền thông về nền tảng trực tuyến "Em vui" trên báo chí bằng cách xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; chia sẻ nhiều hơn nữa những câu chuyện cụ thể về hiệu quả của việc tiếp cận nền tảng trực tuyến "Em vui"; xây dựng các video clip ngắn để tuyên truyền về dự án…

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho đồng bào dân tộcGiảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho đồng bào dân tộc

SKĐS - Mấy năm trước đây gia đình chị Thị Bru và anh Điểu Wat là hộ nghèo ở thôn 1, xã Đường 10, huyện Bù Đăng đã có 5 con gái nhưng chưa có ý định dừng lại. Ngày lấy chồng, chị Bru không đăng ký kết hôn nên các con chị sinh ra không có giấy khai sinh và đều không được đến trường do nghèo khó. Cả 5 lần mang thai, chị Thị Bru không đi khám, không chích ngừa uốn ván, sinh tại nhà và các con chưa từng được tiêm chủng. Vì lo làm quanh năm mà cũng không đủ trang trải cuộc sống gia đình không có tiền, không biết ngừa thai, không có điều kiện cho con đi học.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phát động chương trình truyền thông thường niên hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5.


PV
Ý kiến của bạn