Hà Nội

Các thuốc dùng trong bệnh Brucella

30-07-2024 10:10 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh Brucella là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới hơn nửa triệu người mỗi năm tại 100 quốc gia trên thế giới. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp giảm các triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm…

Bệnh Brucella là một bệnh lây truyền do vi khuẩn Brucella gây ra. Bệnh lây từ động vật sang người, qua đường tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp với động vật hoặc các sản phẩm từ động vật nhiễm bệnh.

Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất trong một thời gian dài, bao gồm sốt, đau khớp và đổ mồ hôi. Bệnh Brucella nặng có thể gây ra: Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, viêm nội tâm mạc, áp xe gan. Bệnh Brucella ở phụ nữ mang thai gây sảy thai, dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

1. Bệnh Brucella được điều trị như thế nào?

Hầu hết những người mắc bệnh Brucella sẽ hồi phục hoàn toàn khi điều trị bằng kháng sinh. Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp hoặc áp dụng các liệu pháp khác như dẫn lưu vùng bị nhiễm trùng hoặc xử lý các biến chứng.

Các thuốc dùng trong bệnh Brucella- Ảnh 1.

Bệnh Brucella là bệnh lây truyền từ động vật sang người.

1.1.Kháng sinh

Tác dụng: Thuốc kháng sinh giúp giảm nhiễm trùng. Các thuốc thường dùng trong điều trị bệnh Brucella là doxycycline, streptomycin, gentamicin, ciprofloxacin, trimethoprim/sulfamethoxazole và rifampicin.

Các phác đồ được khuyến cáo để điều trị Brucella bao gồm 2 hoặc 3 loại kháng sinh kết hợp. Không có phương pháp điều trị chuẩn, tùy từng tình trạng bệnh mà có liệu pháp phù hợp. Bệnh nhân cần liệu pháp kháng sinh dài hạn (thường là ba tháng) chủ yếu nhằm mục đích ngăn ngừa tái phát.

Thông thường, người bệnh cần dùng doxycycline và rifampin A kết hợp trong 6 - 8 tuần.

1. 2. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Tác dụng: Có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi bệnh nhân bị Brucella bị sốt cao trên 38,5 độ C, đau nhức cơ thể. Một số thuốc thường dùng: Paracetamol, ibuprofen…

Tác dụng phụ: Việc dùng quá liều thuốc có thể gây ảnh tổn thương gan.

1.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường dùng trong các trường hợp Brucella gây viêm nội tâm mạc, áp xe cột sống.

Quá trình phục hồi có thể mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Tỷ lệ tái phát sau khi điều trị bệnh Brucella là khoảng 5 - 15% và thường xảy ra trong vòng 6 tháng đầu sau khi điều trị. Do đó, cần dùng thuốc kháng sinh trong nhiều tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát.

2. Lưu ý khi điều trị

Để điều trị an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

- Bệnh nhân được điều trị trong vòng một tháng kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.

- Quá trình phục hồi có thể mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Tỷ lệ tái phát sau khi điều trị khoảng 5 - 15% và thường xảy ra trong vòng 6 tháng đầu sau khi điều trị. Do đó, cần dùng thuốc kháng sinh trong nhiều tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

- Dùng đủ thuốc theo đơn kể cả khi đã khỏe hơn. Việc ngừng dùng thuốc kháng sinh quá sớm, bệnh Brucella có thể tái phát.

- Nếu có triệu chứng bất thường hoặc các triệu chứng nặng hơn khi dùng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

- Với các trường hợp bệnh nặng tiến triển, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tích cực để tránh biến chứng nguy hiểm.

- Đến cơ sở y tế ngay khi: Sốt cao (trên 39,4 độ C), đau bụng dữ dội, lú lẫn hoặc những thay đổi về tinh thần khác.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục.

- Cần theo dõi người bệnh sau điều trị vì bệnh có khả năng tái phát và trở thành mạn tính.

Bệnh Brucella có thể được ngăn ngừa bằng cách:

- Không uống hoặc ăn các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.

- Đeo găng tay cao su nếu bạn làm việc trong ngành chế biến động vật.

- Nếu đã tiếp xúc với động vật bị nhiễm Brucella, cần đến khám tại cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị ngay cả khi không có triệu chứng. Người nghi nhiễm Brucella sẽ cần được theo dõi trong ít nhất sáu tháng.

- Hiện nay không có vaccine hiệu quả nào giúp ngăn ngừa bệnh Brucella.

Đeo đồ bảo hộ an toàn phù hợp khi làm việc với động vật và mô động vật. Có thể bao gồm găng tay, tạp dề hoặc kính bảo hộ. Người bán thịt, bác sĩ thú y, thợ săn, nông dân và những người làm việc trong lò mổ hoặc phòng xét nghiệm y tế cần đặc biệt cẩn thận.

- Ăn chín và luôn rửa tay, bề mặt và dụng cụ dùng để chế biến thức ăn. Thịt thú rừng có thể bị nhiễm vi khuẩn Brucella.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Điều trị bệnh Rubella như thế nào?


BS.Đặng Xuân Thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn