Bài tập dành cho người bệnh Brucella

16-07-2024 14:25 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh Brucella là một bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Bên cạnh các biện pháp điều trị tích cực, người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức khỏe hàng ngày giúp phòng ngừa và hồi phục nhanh hơn.

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh Brucella

Giảm các triệu chứng lo âu, lo lắng, căng thẳng giúp người bệnh Brucella vui vẻ, tinh thần phấn chấn hơn.

Tăng cường lưu thông khí huyết vùng cổ gáy, lưng giúp giảm đau đầu, đau xương cơ.

Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm mệt mỏi, đau mỏi cơ, giảm tác dụng phụ quá trình điều trị bằng kháng sinh.

Giúp giảm cân, xương cứng chắc hơn, giảm biến chứng về xương khớp.

Tập luyện vừa sức giúp bệnh nhân ăn ngon hơn, ngủ ngon sâu giấc.

Ổn định nhịp tim, huyết áp, tăng cường trí nhớ, tăng cường lưu thông khí ở phổi, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.

1

Bệnh Brucella lây truyền từ động vật sang người có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Các bài tập tốt cho người bệnh Brucella

Yoga

Tư thế ngồi đơn giản

Tư thế ngồi đơn giản là bài tập yoga tốt cho tim mạch, tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định nhịp tim, thư giãn giảm căng thẳng, giảm đau khớp gối, mở hông, kéo giãn cơ lưng, tăng cường chức năng hô hấp cho người bệnh Brucella.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thoải mái trên thảm yoga.
  • Đưa bàn chân phải đặt trên đùi trái và bàn chân trái dưới đùi phải.
  • Giữ lưng và cột sống thẳng với hai vai, thả lỏng.
  • Đặt hai tay lên đầu gối với lòng bàn tay hướng lên.
  • Nhắm mắt lại và tập trung thực hiện bài tập hít thở sâu.
  • Thực hiện bài tập này từ 3 - 5 nhịp thở.
2

Ngồi tĩnh tâm giúp người bệnh Brucella thư giãn, giảm căng thẳng.

Tư thế con cá

Tư thế này tập trung ở vùng thắt lưng, cổ gáy và đầu giúp giảm đau đầu, giảm đau lưng, cổ gáy, giảm đau khớp, mạnh cơ xương, giải tỏa lo âu.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn, cong đầu gối, lòng bàn chân chạm sát sàn. Từ từ nâng khung xương chậu rời khỏi sàn và đặt hai lòng bàn tay dưới sàn.
  • Uốn cong phần cột sống sao cho ngực nâng cao và đầu chạm vào sàn.
  • Duỗi thẳng đầu gối dùng gót chân ấn chặt vào sàn. Giữ nguyên tư thế trong 15 - 30 giây, sau đó hạ thấp phần thân mình, trở về tư thế nằm ngửa.

Tư thế nằm vặn mình

Động tác vặn nhẹ nhàng này giúp giảm đau xương khớp, ổn định nhịp tim.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa và đưa đầu gối phải lên ngực, sau đó đưa qua bên trái.
  • Mở rộng cánh tay sang hai bên và hít thở sâu.
  • Lặp lại với phía bên trái.
vặn mình

Tư thế vặn mình giúp người bệnh Brucella ổn định nhịp tim.

Các hoạt động khác

Đạp xe 30 - 40 phút một ngày giúp lưu thông khí huyết, mạnh cơ xương, thư giãn tinh thần, tăng cường thị lực.

Chạy bộ nhẹ nhàng ở nơi thoáng mát, rộng rãi ngày 30 - 40 phút hít sâu thở đều giúp mạnh cơ xương, cải thiện chức năng hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe khoắn, đầy sinh lực.

Đi bộ nhẹ nhàng ở công viên, xung quanh nhà nơi khô ráo trong lành, hít thở sâu, đều, thư giãn đầu óc.

Bơi lội giúp tinh thần phấn chấn, minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức chống đỡ, tăng tính thích nghi với mọi sự thay đổi của thời tiết và hoàn cảnh sống.

Bấm huyệt

Huyệt tam âm giao: Nằm ở vết lõm bờ sau của xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ điểm cao nhất của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn, tương đương với khoảng 6,5cm.

Đây là huyệt vị nằm tại vị trí giao hội của 3 đường kinh âm của chân, nên huyệt tam âm giao có tác dụng bổ ích cho 3 tạng: Can - tỳ - thận; trợ vận hóa, thông khí trệ và điều huyết.

Huyệt tam âm giao có tác dụng sơ tiết hạ tiêu nên có thể giúp điều tiết hoạt động của bàng quang. Sơ can tỳ an thần giúp ăn ngon, ngủ tốt hơn. Day bấm huyệt ngày 02 lần, mỗi lần 10 phút.

Huyệt bách hội: Nằm ngay ở đỉnh đầu, là điểm lõm chính giữa đỉnh đầu, giao giữa đường chạy dọc cơ thể và đường nối hai đỉnh vành tai. Huyệt giúp giảm đau đầu, ổn định huyết áp, tăng cường lưu thông khí huyết, an thần. Day bấm huyệt ngày 02 lần, mỗi lần 10 phút.

3. Những lưu ý dành cho người Brucella khi tập luyện

Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, lúc ta đang tràn đầy năng lượng, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, khi đói bụng, quá no, tránh tập vào ban đêm, cường độ mạnh gây mất ngủ, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau nhức nhiều, sốt, đau nhức xương khớp, đau đầu, khó thở, đau mỏi cơ khớp, tiêu chảy, tiểu buốt, thể trạng yếu không được tập luyện. Khi bệnh lui, đã được điều trị ổn định thì mới tập luyện.

Cách tập không gây hại sức khỏe:

Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, nên phối hợp nhiều bài tập. Khởi động kỹ trước khi tập luyện, luôn bắt đầu từ từ, có khoảng nghỉ ngơi hợp lý.

Tập trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, uống đủ nước.

Khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, hoa mắt thì dừng tập ngay.

Tập luyện với chế độ ăn uống khoa học bổ sung rau củ, vitamin B, C, ăn chín, uống sôi, ăn uống hợp vệ sinh, chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh xa chất kích thích như cà phê, rượu.

Mời bạn xem tiếp video:

Nguy hiểm bệnh truyền nhiễm Rubella, điều trị bệnh như thế nào?


BS. Vũ Duy Thành
Ý kiến của bạn