6 cách đơn giản giúp kiềm chế cơn tức giận

SKĐS - Tức giận hay giận dữ là một cảm xúc bình thường, ai cũng có lúc trải qua. Tuy nhiên, sự tức giận cũng có những tác động không nhỏ, và có thể ảnh hưởng lâu dài tới tinh thần và thể chất.

Ảnh hưởng của sự tức giận với cơ thể

Sự tức giận được quản lý tốt có thể là một cảm xúc hữu ích thúc đẩy bạn thực hiện những thay đổi tích cực. Nhưng khi tức giận không được xử lý phù hợp, có thể gây ra hậu quả tiêu cực, dẫn đến tranh cãi, đánh nhau, bạo hành thể xác, hành hung và tự làm hại bản thân.

Một số vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn có liên quan đến việc không kiểm soát được cơn tức giận bao gồm:

  • Đau đầu
  • Vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng
  • Mất ngủ
  • Tăng sự lo lắng
  • Trầm cảm
  • Huyết áp cao
  • Các vấn đề về da, chẳng hạn như bệnh chàm
  • Đau tim, đột quỵ...
nonggiand

Tức giận gây nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Các loại bài tập giúp quản lý cơn tức giận

Tập thể dục là một giải pháp hiệu quả để giải tỏa cơn tức giận và kiểm soát cảm xúc lành mạnh.

- Hít thở sâu: Theo TS. Carlos Todd, chuyên gia quản lý cơn giận tại Mỹ, hít thở sâu giúp giải phóng căng thẳng khỏi cơ bắp và làm dịu thần kinh. Do đó, khi cảm thấy cơn tức giận dâng lên trong lồng ngực, hãy thử tách mình ra khỏi người hoặc tình huống gây ra cơn tức giận cho mình và ngồi ở đâu đó (hoặc nằm xuống thì tốt hơn) và hít thở sâu vài hơi.

Hít vào bằng mũi và từ từ lấp đầy phổi bằng không khí trong lành rồi thở ra bằng miệng. Thực hiện một cách nhịp nhàng, không hấp tấp, vội vàng sẽ giúp bạn bình tĩnh ngay lập tức.

Nếu bạn thích tập yoga, bạn cũng có thể tra cứu và thực hiện các bài tập thở khác để giải tỏa cơn tức giận.

hít thở sâu

Hít thở sâu là biện pháp hiệu quả giúp giải tỏa cơn tức giận nhanh chóng.

- Thư giãn cơ bắp tiến bộ: Thư giãn cơ tiến bộ (PMR) là một kỹ thuật được sử dụng để thư giãn cơ bắp. Bạn bắt đầu bằng cách tập trung vào một cơ trên cơ thể, căng nó một cách có ý thức và sau đó thư giãn nó, sau đó tiến tới các cơ còn lại.

Bạn có thể bắt đầu từ đỉnh đầu và di chuyển xuống dưới hoặc bắt đầu từ ngón chân và tiến dần lên trên đầu. Đảm bảo hít thở sâu trong khi làm như vậy để tâm trí bình yên trở lại.

- Bài tập đấm bốc: Đấm bốc hay quyền anh là một trong những hoạt động quản lý cơn giận tốt nhất dành cho người lớn.

Bạn cũng có thể làm điều này để giải tỏa cơn giận dồn nén. Khi thực hiện đấm bốc, bạn không chỉ tiêu hao nhiều năng lượng mà còn giải tỏa được cơn tức giận hoặc hướng sự tức giận của mình vào điều gì đó tích cực.

- Chạy bộ: Chạy bộ giúp bạn giải phóng cơn tức giận bị dồn nén do năng lượng và tâm trí được chuyển hướng sang những bước chạy. Hơn nữa, khi chạy bộ sẽ dập tắt các yếu tố kích hoạt sự tức giận mà thay thế bằng quyết tâm.

Chính vì vậy, bạn nên kết hợp việc chạy bộ vào thói quen quản lý cơn giận để chuyển hướng suy nghĩ, giải phóng căng thẳng và nuôi dưỡng sự tự nhận thức, đưa bản thân đến trạng thái bình tĩnh hơn.

- Đi bộ nhanh: Nếu bạn không thể chạy bộ, hãy thử đi bộ nhanh vì đây là bài tập hữu ích để giải tỏa cơn tức giận. Bạn có thể thực hiện đi bộ nhanh trong 20 phút để cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn, ít phản ứng bất ổn hơn trước những tình huống khó chịu.

- Khiêu vũ: Bất kỳ loại chuyển động nào cũng tốt để quản lý sự tức giận vì mục đích là làm chệch hướng chú ý khỏi tình huống gây ra sự tức giận và sự thúc đẩy phản ứng của cơ thể đối với nó.

Khiêu vũ hoặc bất kỳ động tác thích hợp nào khác như Zumba và Aerobics cũng là những hoạt động thể chất hiệu quả để giải tỏa cơn giận.

Mời bạn xem thêm:

Tuyệt đối không làm điều này khi tức giậnTuyệt đối không làm điều này khi tức giận

Lúc tức giận bạn đừng nên làm những điều sau vì tác hại khôn lường của nó.


Lê Mỹ Giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn