Hà Nội

Trình dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù các chương trình mục tiêu quốc gia

16-01-2024 10:36 | Thời sự
google news

SKĐS - Sáng 16/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về "dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia".

Tại Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự thảo Nghị quyết gồm 6 Điều quy định về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nội dung các cơ chế đặc thù; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Nội dung cơ bản của 8 cơ chế đặc thù: về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NSTƯ hằng năm; về cơ chế điều chỉnh dự toán NSNN, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; về cơ chế sử dụng NSNN trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa.

Trình dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù các chương trình mục tiêu quốc gia- Ảnh 1.

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 16/1.

Về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; về cơ chế ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; về cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.

Tại Nghị quyết số 108/2023/QH15, Quốc hội giao Chính phủ đề xuất cơ chế thí điểm xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả NSNN trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trình dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù các chương trình mục tiêu quốc gia- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Để tạo điều kiện cho địa phương trong sử dụng nguồn vốn đã được giao, Chính phủ đề xuất bổ sung điều khoản thi hành tại Điều 6 dự thảo Nghị quyết để chấp thuận cho các trường hợp đã có Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh dự toán, kế hoạch vốn kéo dài từ năm trước sang năm 2023. Dự thảo Nghị quyết quy định hiệu lực thi hành từ ngày 18/1/2024 cho đến khi có quy định mới.

Báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm thấy rằng, Hội đồng Dân tộc thống nhất với sự cần thiết về ban hành Nghị quyết và thấy rằng, việc ban hành chính sách đặc thù là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thảo của Chính phủ đã tiếp thu báo cáo thẩm tra sơ bộ của Hội đồng dân tộc, ý kiến của UBTVQH và sửa theo hướng giao cho cấp tỉnh lựa chọn 1 huyện tiến hành làm thí điểm để bảo đảm thống nhất và giao cho cho HĐND tỉnh quyết định nội dung phân cấp đối với cấp huyện.

Trình dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù các chương trình mục tiêu quốc gia- Ảnh 3.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm.

Hội đồng Dân tộc thống nhất lựa chọn phương án quy định: "HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán NSNN hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025".

"Với phương án này sẽ bảo đảm phân cấp triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời là cơ sở để phục vụ xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn 2026-2030", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nói.

Cũng trong sáng nay, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTƯ giai đoạn 2021-2025; Nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTƯ giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu NSTƯ năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
ĐBQH đề xuất gì để ngăn ngân hàng chèn ép, lôi kéo khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ?ĐBQH đề xuất gì để ngăn ngân hàng chèn ép, lôi kéo khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ?

SKĐS - Chiều 15/1, trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, một số ĐBQH bày tỏ băn khoăn trước quy định ngân hàng thương mại (NHTM) làm đại lý bảo hiểm nhân thọ.


Lê Bảo
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn