Hà Nội

Thiếu thuốc, vật tư tiêu hao: 'Văn bản đấu thầu cần cập nhật để tạo sự thuận lợi cho mua sắm, đấu thầu'

12-08-2022 14:30 | Y tế

SKĐS - Vấn đề "nóng" thiếu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế đã được nhà quản lý, giám đốc Bệnh viện, chuyên gia và Đại biểu Quốc hội phân tích, đánh giá tại tọa đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế" do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức sáng 12/8.

Nóng: Bộ Y tế công bố kết quả 3 gói thầu thuốc tập trung cấp quốc gia, tiết kiệm hơn 1.337 tỷ đồngNóng: Bộ Y tế công bố kết quả 3 gói thầu thuốc tập trung cấp quốc gia, tiết kiệm hơn 1.337 tỷ đồng

SKĐS - Theo Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, kết quả đấu thầu lần này góp phần giúp giảm tình trạng thiếu thuốc tại các địa phương, đặc biệt có ý nghĩa đối với các thuốc có số lượng nhu cầu sử dụng lớn như thuốc kháng sinh, tiêu hóa, tim mạch và thuốc điều trị bệnh tiểu đường...

5 nguyên nhân gây thiếu thuốc, vật tư y tế trầm trọng

Tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế đặc biệt là vật tư tiêu hao, hóa chất trải dài từ bệnh viện thuộc Bộ đến tuyến tỉnh, huyện, trạm y tế… Việc thiếu thuốc, vật tư tiêu hao gây ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Điều này cũng ảnh hưởng đến tính công bằng cũng như vấn đề an sinh xã hội.

Theo TS Nguyễn Huy Quang, chúng ta phải phân tích được nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến tình trạng này thì mới có thể đề ra được giải pháp khắc phục.

Thiếu thuốc, vật tư tiêu hao: 'Văn bản đấu thầu cần cập nhật để tạo sự thuận lợi cho mua sắm, đấu thầu' - Ảnh 2.

Các khách mời tham dự chương trình (từ trái sang): TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế); bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII; PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Phó Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia, Bộ Y tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về khách quan, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Y tế cho rằng, nguyên nhân thứ nhất do hơn 2 năm vừa qua, toàn thế giới đều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dịch COVID-19 cắt đứt chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến chuỗi vận chuyển, logistic… Việt Nam phải trải qua giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 và chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, từ đó gây ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong nước.

Thứ hai, trong các năm qua, do tình hình dịch COVID-19, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh không đến khám được. Sau đó người bệnh đến viện và tăng đột biến sau dịch khiến cung ứng thuốc, thiết bị không đảm bảo.

Thứ ba, chúng ta dồn toàn lực cho công tác phòng chống bệnh nên việc cung ứng thuốc, vật tư còn hạn chế.

Về nguyên nhân chủ quan, đó là tình trạng các cơ chế về mặt pháp lý đang tồn tại nhiều vấn đề. "Đây chính là nguyên nhân thứ tư gây thiếu thuốc, vật tư tiêu hao trong thời gian qua và cũng là nguyên nhân chủ yếu, nếu tháo gỡ được chúngmta sẽ tháo được vấn đề"- TS Nguyễn Huy Quang nói.

Theo đó, do cơ chế chưa minh bạch nên các cơ sở không có hành lang pháp lý đầy đủ, gây tâm lý e dè trong việc thực hiện công tác đấu thầu. Tình trạng này có tác động của các đợt thanh, kiểm tra vừa qua nên tạo ra tâm lý e ngại.

Thứ năm, theo TS Nguyễn Huy Quang là do năng lực tham gia thực hiện hiện công tác đấu thầu từ trung ương đến cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế nhất định. Chúng ta thiếu những cán bộ am hiểu về lĩnh vực thuốc, đấu thầu; nhiều doanh nghiệp không tham gia thầu do giá thầu thấp, không đảm bảo doanh thu dẫn đến ảnh hưởng nguồn cung thuốc, vật tư y tế".

"Văn bản đấu thầu cần cập nhật để tạo sự thuận lợi cho mua sắm, đấu thầu"

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng chia sẻ thêm, một vấn đề đang vướng mắc tại cơ sở y tế, các bệnh viện liên quan đến giá. Cụ thể giá trên cổng thông tin của Bộ Y tế do các doanh nghiệp khai và chịu trách nhiệm pháp lý và chưa bộ ngành nào chịu pháp lý về các mức giá này. Đây là điều e ngại cho các giám đốc bệnh viện, người đứng đầu các cơ sở khi đánh giá về giá thuốc, thiết bị y tế.

"Cần có cơ quan liên ngành chịu trách nhiệm về giá, không để các doanh nghiệp tự công bố giá. Điều này để tránh việc họ bắt tay thổi giá, tạo giá không hợp lý"- Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói.

Ngoài ra về cơ sở pháp lý, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế.

"Chúng tôi đã có văn bản báo cáo và có cuộc họp liên tịch giữa Bộ Y tế với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chức năng khác. Hiện tại một số văn bản pháp quy, một số thông tư, nghị định không còn cập nhật nữa như Thông tư 14 trong phân loại, mua sắm trang thiết bị vật tư. Khi chúng tôi bắt tay vào làm, nhận thấy những quy định không mang tính cập nhật, gây khó khăn cho việc mua sắm, đấu thầu", PGS.TS Đào Xuân Cơ thông tin.

Ví dụ từ thực tế, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, bây giờ 'chúng tôi đang muốn mua một số một số thiết bị y tế thì hiện tại các yêu cầu về 3 báo giá, khai báo để làm giá kế hoạch, không có tính cập nhật tí nào cả'.

Trước hết, 12 tháng qua và đặc biệt là 2 năm qua, chúng ta chủ yếu tập trung vào mua sắm vật tư y tế cấp bách để chống dịch. Các thiết bị y tế để chẩn đoán, điều trị cho những bệnh thông thường thì 24 tháng qua tôi khẳng định là các cơ sở y tế rất ít mua sắm. "Do vậy, bây giờ chúng tôi cần 3 báo giá để mua sắm một thiết bị y tế mà lại phải cập nhật trong vòng 12 tháng. Quy định này hết sức lỗi thời. Tôi nghĩ cần được thay đổi ngay"- PGS.TS Đào Xuân Cơ nói.

Từ thực tiễn của Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Đào Xuân Cơ nêu: Bệnh viện muốn mua một loạt thiết bị y tế và hóa chất sinh phẩm, hôm qua tôi họp các phòng ban chức năng tìm nguyên nhân tại sao đấu thầu xong lại trượt thầu, thì được báo cáo cái này không có công ty báo giá, cái kia không có công ty chào thầu. Bây giờ tổ chức đấu thầu lại thì không có 3 báo giá cho một mặt hàng này. Theo quy định không thể làm bài thầu được. "Bây giờ mà Giám đốc bệnh viện cứ nhắm mắt làm thì nay mai các cơ quan hậu kiểm sẽ hỏi tại sao anh làm trái quy định?".

Thiếu thuốc, vật tư tiêu hao: 'Văn bản đấu thầu cần cập nhật để tạo sự thuận lợi cho mua sắm, đấu thầu' - Ảnh 4.

TS Bùi Thị An- nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng muốn đảm bảo sức khỏe cho nhân dân phải có thuốc vì vậy thuốc thiếu đây là vấn đề khá lớn hiện nay. Nếu chúng ta không có đủ thuốc là vấn đề của cả xã hội không chỉ riêng ngành y.

"Đây là lúc các văn bản pháp quy phải đi kịp và thậm chí các Bệnh viện cần những văn bản cấp bách để sửa, chỉnh sửa những cái như tôi kể trên để tháo gỡ cho tất cả các cơ sở y tế. Chúng tôi cũng biết chúng ta đang sửa rất nhanh để làm sao đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở. Việc đó hết sức quan trọng"- Giám đốc bệnh viện Bạch Mai bày tỏ.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cần làm sao cho những văn bản pháp quy trở thành các công cụ hữu ích, tiện ích cho các cơ sở, bệnh viện, cơ sở y tế mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế được thuận tiện, minh bạch, công khai.

Tại tọa đàm, TS Quang cũng đề nghị kết hợp các giải pháp trước mắt và các giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Đầu tiên, các Bộ gấp rút hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trình Chính phủ trước ngày 15/8.

Sự vào cuộc quyết liệt của các bộ Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp và Bảo hiểm xã hội Việt Nam là giải pháp trước mắt tháo gỡ thực trạng. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cần xem xét lại các thông tư, đăng ký thuốc, đấu thầu thuốc, xem xét lại nghị định 98.

Liên quan vấn đề này, TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, cũng cho rằng: "Tôi kiến nghị Chính phủ xem xét về chính sách có gì vướng mắc cần rà soát, sửa đổi, đặc biệt văn bản đấu thầu cần cập nhật để tạo sự thuận lợi cho mua sắm, đấu thầu".

TS Bùi Thị An cũng cho rằng muốn đảm bảo sức khỏe cho nhân dân phải có thuốc vì vậy thuốc thiếu là vấn đề khá lớn hiện nay. Nếu chúng ta không có đủ thuốc là vấn đề của cả xã hội không chỉ riêng ngành y. Giai đoạn vừa rồi có một số vấn đề trong ngành y chúng ta nên gỡ dần.

Các chuyên gia đều đề nghị cần sớm sửa văn bản chưa phù hợp, đặc biệt liên quan đến đấu thầu trang thiết bị y tế cần phân nhóm cụ thể để mua được mặt hàng phù hợp với nhu cầu của các bệnh viện, có chất lượng, sớm đưa trang thiết bị y tế vào mặt hàng quản lý giá....

Giám đốc BV Bạch Mai: Cần hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện trong đấu thầuGiám đốc BV Bạch Mai: Cần hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện trong đấu thầu

SKĐS - Chia sẻ về các nguyên nhân gây thiếu thuốc, Giám đốc BV Bạch Mai Đào Xuân Cơ bày tỏ: Chúng tôi cần hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện để thực hiện các bài thầu trong công tác mua sắm, tránh tình trạng rơi vào các "bẫy" chỉ định thầu...

Thái Bình
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn