Tháng 8 có trăng cam kỳ ảo và siêu trăng xanh huyền bí

31-07-2023 11:13 | Xã hội
google news

SKĐS - Trăng tháng 8 thường được gọi là "trăng cam" hoặc "trăng đỏ" vì thường có sắc độ từ cam nhạt cho đến cam cháy, đỏ cam tùy thuộc vào thời điểm và các điều kiện khác nhau.

Ngày mai (11/7) sẽ có giao hội giữa mặt trăng với các hành tinh Ngày mai (11/7) sẽ có giao hội giữa mặt trăng với các hành tinh

SKĐS - Mặt Trăng sẽ đi qua khu vực bầu trời nơi có ba hành tinh nhóm trong của hệ mặt trời là sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ.

Theo Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, tháng 8 này, chúng ta sẽ đón tới 2 kỳ siêu trăng khổng lồ nhất năm, bao gồm trăng tròn ngày 2/8 nằm cách Trái đất 357.530 km và siêu trăng xanh ngày 31/8 với khoảng cách 357.344 km. Khoảng cách này gần hơn nhiều so với siêu trăng tháng 7 (cách Trái đất 361.934 km). Trăng tháng 8 thường được gọi là "trăng cam" hoặc "trăng đỏ" vì thường có sắc độ từ cam nhạt cho đến cam cháy, đỏ cam tùy thuộc vào thời điểm và các điều kiện khác nhau.

Thứ nhất, đó là do vị trí của địa cầu vào mùa hè khiến cho trăng treo thấp, tức chúng ta sẽ nhìn trăng mới mọc lúc hoàng hôn ở rất gần đường chân trời, đồng nghĩa với việc nhìn xuyên qua một lớp khí quyển dày. Lớp khí quyển này sẽ thành lăng kính làm tán sắc ánh sáng, do đó trăng tròn có màu cam dù thật ra nó vẫn tỏa ánh sáng trắng bạc như thường thấy. Màu cam sẽ đậm dần sang cam cháy, cam đỏ nếu như lớp khí quyển thêm dày đặc bởi không khí ô nhiễm, nhất là khói cháy rừng thường dày đặc hơn vào mùa hè.

Tháng 8 có trăng cam kỳ ảo và siêu trăng xanh huyền bí - Ảnh 2.

Mặt trăng chuyển màu cam kỳ ảo vào ngày 2/8.

Tại Việt Nam, người quan sát đã bắt đầu thấy trăng tròn có màu cam từ tháng 5. Dự kiến siêu trăng cam tháng 8 sẽ có sắc độ đậm hơn. Siêu trăng cam sẽ đạt độ tròn hoàn hảo vào lúc 1 giờ 30 phút rạng sáng 2/8 theo múi giờ Việt Nam. Tuy nhiên, do càng về nửa khuya trăng càng lên cao nên đây sẽ không phải là thời điểm có thể quan sát trăng to và đẹp nhất.

Để ngắm siêu trăng cam khổng lồ nhất, có thể quan sát trước đó vài giờ, tốt nhất là vào thời điểm hoàng hôn, khi trăng vừa lên và treo thấp nhất. Khi đó, trăng tròn sẽ có màu cam rõ rệt nhất, hơn nữa lại đi kèm hiện tượng "ảo ảnh mặt trăng" khiến siêu trăng này trông còn to hơn thực tế. Dù thời điểm hoàng hôn trăng chưa tròn hoàn hảo, nhưng bạn hầu như không thể nhận thấy điều đó khi quan sát bằng mắt thường, thậm chí chụp ảnh.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, trăng tròn ngày 30-31/8 năm nay được gọi là trăng xanh. Trong cùng một tháng Dương lịch có hai lần trăng tròn (Full Moon), thì người ta gọi lần Trăng tròn thứ hai là trăng xanh. Loại này được gọi là Trăng xanh của tháng (khác với Trăng xanh của mùa).

Khi xuất hiện trăng xanh, Mặt trăng không hề chuyển thành màu xanh, cũng không gây ra bất cứ hiện tượng vật lý nào, càng không liên quan đến bất cứ điềm báo gở nào. Đây đơn thuần chỉ là cách gọi mà con người tự đặt ra, vì thế sẽ không có sự thay đổi nào. Gọi cách nào thì về bản chất Mặt trăng vẫn chỉ tròn như bao lần nó đi tới điểm đối xứng với Mặt trời, như tất cả những đêm 15, 16 âm lịch mà chúng ta có thể quan sát. Đôi khi và tại một số khu vực không khí ô nhiễm do khí thải hay các vụ phun trào núi lửa, Mặt trăng (dù không phải pha tròn) cũng có thể có ánh xanh, nhưng đó chỉ là do khúc xạ ánh sáng trong khí quyển.

Trăng xanh( Blue Moon) là một khái niệm của phương tây nói về việc trong một tháng dương lịch sẽ có 2 lần trăng tròn. Theo lý giải của phương tây, sở dĩ có việc này là do mỗi năm dương lịch dài hơn năm âm lịch 11 ngày, nên các ngày này sẽ dồn lại qua các năm, và sau khoảng 2,7 năm thì hiện tượng này sẽ xảy ra.

Sau 19 năm, chu kỳ trăng tròn 2 lần trong tháng sẽ xảy ra, còn gọi là chu kỳ Meton. Điều này có nghĩa tới năm 2034, chúng ta sẽ lại chứng kiến hai lần trăng tròn trong tháng 7 và một trăng xanh vào ngày 31/7/2034. Trong chu kỳ Meton, có 235 lần trăng tròn nhưng chỉ có 228 tháng dương lịch. Vì số lần trăng tròn lớn hơn số tháng dương lịch nên sẽ có 7 tháng dương lịch có 2 trăng tròn.

Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tích Hội thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, hiện tượng trăng xanh là một quy ước văn hóa để gọi lần trăng tròn thứ hai trong tháng Dương lịch. Trong thời gian gần đây, khí hậu trên trái đất đang biến đổi theo chiều hướng xấu, nên nhiều người cho rằng việc Trăng xanh xuất hiện báo hiệu sự ô nhiễm môi trường và những thảm họa mà con người sắp phải gánh chịu. Nhưng trên thực tế, sự xuất hiện của trăng xanh là hoàn toàn bình thường, không hề mang theo dự báo thiên tai hay thảm họa.

Sắp có "Mặt Trăng đen' với những hình ảnh ngoạn mụcSắp có 'Mặt Trăng đen" với những hình ảnh ngoạn mục

SKĐS - Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng tối ngoài của Trái Đất ngày 5/5, tạo ra nguyệt thực nửa tối, khiến Mặt Trăng trông mờ hơn nhưng không biến mất.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đèo Bảo Lộc Sạt Lở Nghiêm Trọng Vùi Lấp Trạm CSGT Khiến 3 Chiến Sĩ Mất Tích | SKĐStr


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn