Hà Nội

Hôm nay có trăng hồng đẹp kỳ ảo

06-04-2023 10:36 | Xã hội
google news

SKĐS - Kỳ trăng tròn tháng 2 âm lịch này được người dân Bắc Mỹ gọi là trăng hồng vì nó có màu hồng giống loài hoa dại ở vùng này thường nở vào tháng 4.

Cách quan sát ‘trăng máu hải ly’ huyền ảo tại Việt Nam tối 8/11Cách quan sát ‘trăng máu hải ly’ huyền ảo tại Việt Nam tối 8/11

SKĐS - Cách quan sát “trăng máu hải ly” tại Việt Nam tối 8/11 tốt nhất là chọn đúng thời điểm nguyệt thực toàn phần cực đại, chọn nơi thoáng đãng và sử dụng thiết bị quang học hỗ trợ.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), hiện tượng trăng hồng hay còn gọi là trăng tròn sẽ xuất hiện vào tối 6/4 là một trong những sự kiện thiên văn học đáng mong đợi của tháng 4 này.

Tên gọi trăng hồng có xuất xứ từ tên gọi của một loài hoa mọc phổ biến ở Bắc Mỹ và nở vào mùa xuân gọi là hoa phlox. Thời điểm tháng 4 hàng năm là khi hoa plox nở rộ và ở những nơi chúng mọc nhiều tạo nên cảnh tượng như một tấm thảm màu hồng trên mặt đất. Trăng tròn rơi vào khoảng thời gian như vậy được người bản địa gọi là trăng hồng.

Hôm nay có trăng hồng đẹp kỳ ảo  - Ảnh 2.

Trăng hồng là hiện tượng thiên văn thú vị trong tháng 4.

Cách gọi tên như tên thông thường xuất phát từ văn hóa, cũng là trăng tròn tháng 4 nhưng có nhiều tên gọi khác nhau như trăng cỏ mọc, trăng thỏ rừng, trăng cá. Kỳ trăng này cũng rơi vào dịp lễ Phục sinh của người theo đạo Thiên Chúa giáo, thường diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 4. Năm nay, lễ Phục sinh của những người theo đạo Tin lành rơi vào ngày 9/4, còn lễ Phục sinh của người theo đạo Cơ đốc giáo chính thống là ngày 13/4, ngày được cho là Chúa Giê-su sống lại và lên thiên đàng.

Theo lịch mặt trăng của người Hindu (kết hợp giữa lịch mặt trăng và lịch mặt trời), kỳ trăng này đánh dấu lễ hội Hanuman Jayanti và phổ biến trong những người theo đạo Phật tại Sri Lanka.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, trăng hồng diễn ra khi Mặt trăng di chuyển đến phía đối diện với Trái đất (Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời). Khi đó, Mặt trăng lớn và sáng hơn bình thường. Mặc dù có tên là trăng hồng nhưng vào đêm hôm đó trăng có thể có màu trắng, vàng...

Mặc dù không thực sự chuyển sang màu hồng, tại nhiều địa điểm trên thế giới, Mặt trăng chuyển sang màu đỏ nhạt. Việc Trăng có màu gì còn do thời điểm quan sát. Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Trăng có màu hồng không hiếm. Thường thì khi Trăng còn ở hơi thấp nó sẽ có nhiều sắc đỏ hơn, cộng với việc khí quyển ô nhiễm hoặc có phân lớp rõ rệt giữa các lớp khí dẫn tới sự sai khác về góc khúc xạ của ánh sáng. Nếu đợi đến lúc Trăng lên đủ cao thì không có màu đó.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Mặt trăng không hề tự phát sáng, ánh sáng mà ta nhìn thấy là ánh sáng của Mặt trời phản xạ lại khi gặp bề mặt Mặt trăng. Vì Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất nên vùng được chiếu sáng mà chúng ta nhìn thấy ở mỗi thời điểm là khác nhau. Sự biến đổi hình dạng của vùng được chiếu sáng đo theo chu kỳ được gọi là các pha của Mặt trăng. Âm lịch mà chúng ta sử dụng dựa trên chính chu kỳ các pha như vậy.

Hằng ngày, Mặt trăng luôn có màu trắng - vàng. Riêng những lần có nguyệt thực – khi Mặt trăng ở pha tròn và đi vào vùng bóng tối phía sau Trái đất – thì một phần hoặc toàn bộ Mặt trăng có màu đỏ, đối với vùng nửa tối thì là màu đỏ nhạt - hoặc có thể gọi là hồng.

Thời điểm tốt nhất để ngắm trăng tròn lần này là khi mặt trăng mọc ở hướng đông vào ngày 6/4, ngay sau khi hoàng hôn. Bạn có thể kiểm tra thời gian trăng mọc từ vị trí của bạn và tìm một nơi thoáng đãng để quan sát mặt trăng vì nó mọc khá thấp so với đường chân trời ở phía đông.

Khi trăng lên và tròn dần, nó sẽ chuyển màu cam khi được nhìn thấy từ đường chân trời. Ánh sáng của mặt trăng sẽ soi sáng khắp bầu khí quyển của Trái đất. Điều này có nghĩa là các bước sóng của ánh sáng màu xanh da trời sẽ ngắn hơn trong bầu khí quyển, trong khi các bước sóng dài hơn màu đỏ và màu cam sẽ dễ dàng đi qua hơn.

Sau trăng hồng, kỳ trăng tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 5/5. Kỳ trăng này được gọi là trăng hoa vì nó diễn ra vào thời kỳ cây cối ra hoa và vào vụ trồng ngô.

Hôm nay có nguyệt thực toàn phần, mặt trăng chuyển màu đỏ như máuHôm nay có nguyệt thực toàn phần, mặt trăng chuyển màu đỏ như máu

SKĐS - Hiện tượng thiên văn kỳ thú nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 15h02 (theo giờ Hà Nội), sự kiện toàn phần diễn ra lúc 17h17 và kéo dài khoảng 85 phút.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 6/4: Nhân Chứng Bàng Hoàng Nói Nguyên Nhân Vụ Xe Đâm Liên Hoàn Trên Đường Võ Chí Công | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn