Hà Nội

Phương pháp điều trị bệnh bạch sản

30-07-2024 05:44 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bạch sản là tình trạng xuất hiện những mảng dày màu trắng trong khoang miệng. Mảng trắng này do sự tăng trưởng quá mức của các tế bào. Điều trị bệnh bạch sản hiệu quả nhất là khi bệnh được phát hiện sớm, khi các mảng bạch sản còn nhỏ.

Điều trị bệnh bạch sản có khó không?

Mục tiêu điều trị bệnh bạch sản chủ yếu là kiểm soát triệu chứng; ức chế và ngăn ngừa quá trình tiến triển thành ung thư và phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe. Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp điều trị phù hợp để đạt kết quả tốt nhất.

Phương pháp điều trị bệnh bạch sản- Ảnh 1.

Virus epstein-barr gây bạch sản lông ở miệng.

Thông thường, bạch sản lông liên quan đến virus epstein-barr không cần điều trị. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus để ngăn chặn virus epstein-barr.

Còn các trường hợp khác, sử dụng thuốc điều trị có thể giúp loại bỏ các tổn thương, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn bị tái phát. Có trường hợp cần phải phẫu thuật sớm nếu bác sĩ thấy có nguy cơ trở thành ác tính.

Phương pháp điều trị bệnh bạch sản- Ảnh 2.

Khám miệng ngay khi có nghi ngờ mắc bệnh bạch sản.

Điều trị bệnh bạch sản bằng thuốc

- Retinoids: Là hoạt chất vitamin A được sử dụng nhiều để điều trị vẩy nến, mụn trứng cá. Khi thuốc được điều chế dưới dạng viên uống, chỉ định liều dùng phù hợp với bệnh nhân bạch sản giúp giảm các tổn thương. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và dễ gây tác dụng phụ có thể làm ảnh hưởng tới các chức năng của gan, tiêu hóa, thai nhi...

- Thuốc bổ sung vitamin A và và beta-carotene: Viên uống chứa hai hoạt chất này có tác dụng làm sạch các mảng trắng trên lưỡi, miệng, má hiệu quả. Tuy nhiên sau khi ngừng sử dụng, các mảng này có thể tái phát trở lại.

- Các chất bổ sung isotretinoin: So với beta-carotene, isotretionin được đánh giá là có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa tiến triển ung thư của bạch sản.

Đối với bệnh bạch sản  lông, việc sử dụng thuốc kháng virus dạng bôi tại chỗ có thể làm sạch các mảng bám. Thuốc mỡ bôi có chứa acid retinoic cũng có thể được sử dụng để làm giảm kích thước vết loét.

Ngoài ra, bệnh nhân cần điều trị các yếu tố liên quan đến răng miệng như răng không đều, mắc cài răng, bề mặt hàm răng giả (nếu có răng giả) có dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt.

Điều trị bệnh bạch sản bằng ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được bác sĩ chỉ định khi tổn thương bạch sản ngày càng phát triển lớn và có tính chất nghiêm trọng. Các biện pháp ngoại khoa gồm:

- Phẫu thuật loại bỏ tổn thương dù đem lại hiệu quả nhưng tỷ lệ tái phát vẫn rất cao và vẫn có khoảng từ 3 - 12% trong số đó phát triển kèm theo ung thư ở những vùng được điều trị.

- Laser: Là phương pháp loại bỏ các tổn thương bằng tia laser bằng cách chiếu trực tiếp vào trong miệng, tại vị trí tổn thương bạch sản phát triển.

- Liệu pháp quang động: Là phương pháp sử dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị tổn thương ung thư bạch sản.

- Phương pháp áp lạnh: Sử dụng nguồn nhiệt lạnh đủ để loại bỏ tổn thương ở miệng.

- Đốt điện: Sử dụng thiết bị chuyên dụng như kim điện đốt nóng hoặc các dụng dụng y tế khác để loại bỏ tổn thương.

Phương pháp điều trị bệnh bạch sản- Ảnh 4.

Sinh thiết mẫu mô niêm mạc miệng nhằm phát hiện sớm bạch sản tiến triển thành ung thư.

Lưu ý khi điều trị bệnh bạch sản

Điều trị bệnh bạch sản là một quá trình dài và phức tạp. Bệnh nhân cần được theo dõi sau điều trị khá lâu do bệnh rất dễ tái phát. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì theo sự tư vấn của bác sĩ. Tùy trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn để lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp. Khi đã có phác đồ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện các chỉ định để tránh gây ra các rủi ro, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Mời độc giả xem thêm video:

Phát hiện ung thư lưỡi từ vết loét miệng.


BS.Nguyễn Quốc Cường
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn