Hà Nội

Phòng bệnh truyền nhiễm và chăm sóc sức khỏe tại nhà mùa dịch

13-09-2021 16:57 | Bệnh thường gặp
google news

Trong chương trìnhTruyền hình trực tuyến với chủ đề " Dự phòng bệnh truyền nhiễm và chăm sóc sức khỏe tại nhà mùa dịch "do báo Sức khoẻ & Đời sống tổ chức.

TTƯT.PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã chia sẻ về các vấn đề bệnh truyền nhiễm cũng như cách chăm sóc sức khoẻ tại nhà mùa dịch.

Con đường lây nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là các bệnh có khả năng truyền từ người này sang người khác. Có nhiều căn bệnh lây lan trong cộng đồng và trở thành bệnh dịch nguy hiểm cho cả xã hội. Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm có khả năng truyền từ người sang người, vẫn có bệnh có thể truyền từ côn trùng hoặc từ động vật trung gian khác sang người. Với một số bệnh truyền nhiễm, đòi hỏi người bệnh phải được cách ly, điều trị để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và cộng đồng.

Tác nhân truyền bệnh thường là các loại vi sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm, các loài ký sinh,… Bởi chúng có kích thước nhỏ mà mắt người không thể nhìn thấy được, nên mầm bệnh có thể phát tán một cách âm thầm.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga

Một số bệnh lây truyền qua đường không khí, qua dịch tiết khi ho, hắt hơi hay nói chuyện, số khác phát triển trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém và xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa. Ruồi, gián, muỗi cũng có thể truyền vi khuẩn cho người. Đặc biệt hiện nay dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus SARS-CoV-2 gây ra và lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với nguồn bệnh. 

Phòng bệnh truyền nhiễm và chăm sóc sức khỏe tại nhà mùa dịch - Ảnh 2.

Virus SARS-CoV-2 lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với nguồn bệnh.

Cần làm gì?

Cũng theo BS Nga người dân nên thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ y tế địa phương để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình mình và cả cộng đồng, tránh tình trạng bùng phát dịch bệnh do chủ quan. 

Ngoài các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, mang khẩu trang, tránh đến chỗ đông người..., Người dân cần thực những biện pháp đơn giản như tiêm vaccine để chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. 

Hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người.

Phòng bệnh truyền nhiễm và chăm sóc sức khỏe tại nhà mùa dịch - Ảnh 4.

Đeo khẩu trang đúng cách và hạn chế đến chỗ đông người để phòng bệnh truyền nhiễm.

Chia sẻ về vấn đề gánh nặng chi phí kinh tế khi mắc bệnh truyền nhiễm, BS Nga cho rằng, hiện Bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị COVID-19. Tuy nhiên, các thủ thuật điều trị đắt tiền thì  BHYT chỉ có thể hỗ trợ. Nên tùy điều kiện gia đình, có thể mua thêm gói chăm sức khỏe khác để được hỗ trợ khi cần thiết như phục hồi, nâng cao sức khỏe, khám định kỳ. "Theo quy định, nếu đã mua BHYT là được điều trị bệnh truyền nhiễm", BS Nga nói.

F0 cần theo dõi và chăm sóc như thế nào?

Nhằm tránh tình trạng quá tải người mắc COVID-19 (F0) tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại TP. HCM đã có hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người mắc COVID-19 tại nhà. Theo đó, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị và tạo tâm lý thoải mái cho F0 mau hồi phục sức khỏe, ngoài thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, thực hiện giãn cách, sát khuẩn để bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh, thì điều quan trọng đối với các bệnh nhân F0 cách ly tại nhà là luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tích cực để vượt qua dịch bệnh.

BS Nga lưu ý, F0 phải theo dõi, nếu sốt trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt. Phải uống nhiều nước. Tinh thần phải thoải mái. Những người có tinh thần tốt, vui vẻ, biết cách chăm sóc bản thân thì sẽ nhanh hồi phục.

Đặc biệt phải có biện pháp phòng chống lây lan trong gia đình. Người F0 nên được cách ly, có buồng riêng, vệ sinh rác thải cho vào thùng rác gói kín lại và mang đi xử lý đúng cách.

Người nhà nên đứng cách xa 2m, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Có thể xét nghiệm nhanh, tự sử dụng hoặc xét nghiệm nhanh y tế. Nếu dương tính hoặc đưa đi cách ly hoặc điều trị theo F0. Nếu một người F0 thì thường cả nhà dễ trở thành F0 nên cần phải sẵn sàng ứng phó. Không nên xem quá nhiều thông tin tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến tinh thần.

Tuy nhiên kể cả F0 không nên quá lo lắng, điều trị cần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ở TP.HCM có phát các túi thuốc, hoặc y tế phường hướng dẫn dùng thuốc gì, lúc nào cần đi bệnh viện. BS Nga nhấn mạnh.

Khi bị mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi phục, tránh diễn biến nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh ra cộng đồng, BS Nga khuyến cáo.


Quyền lợi vượt trội của Bảo hiểm sức khỏe VBI

-Mua bảo hiểm chỉ từ 1.000đ/ngày

-Bảo vệ cho các bệnh có sẵn, bệnh ung thư, biến chứng tiêm chủng…

-Điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa…

-Trẻ em được tham gia bảo hiểm độc lập (không cần mua kèm bố mẹ)

-Thời gian chờ của quyền lợi thai sản ngắn nhất thị trường – chỉ 270 ngày

-Thủ tục đơn giản, bồi thường siêu tốc

Phòng bệnh truyền nhiễm và chăm sóc sức khỏe tại nhà mùa dịch - Ảnh 6.

photo-1631522346202


PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn