Nếu bạn thường xuyên 'ôm' điện thoại trước khi ngủ hãy đọc bài này

28-06-2024 14:33 | Y học 360
google news

SKĐS - Việc dùng điện thoại trong bóng tối nhờ ánh sáng xanh sẽ khiến thị lực của bạn sẽ giảm sút nhanh chóng. Thậm chí, mắt bị áp lực kéo dài sẽ rất dễ làm tổn thương võng mạc dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Sử dụng điện thoại vào ban đêm có thể gây mù tạm thời?Sử dụng điện thoại vào ban đêm có thể gây mù tạm thời?

Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng điện thoại để liên lạc, làm việc, rất nhiều người đang dành nhiều tiếng đồng hồ để chơi game, lướt web, xem phim,… Ngay cả trước khi đi ngủ, xem điện thoại cũng đã và đang là một thói quen không thể thiếu của nhiều người.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ

Ảnh hưởng đến mắt

Khi nằm lướt điện thoại, chúng ta thường đưa màn hình đến gần mắt. Điều này vô tình khiến mắt phải điều tiết hơn bình thường và chịu nhiều ảnh hưởng từ ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại, gây kích thích võng mạc, khiến mắt dễ bị khô và mỏi mắt hơn. Việc dùng điện thoại trong bóng tối nhờ ánh sáng xanh sẽ khiến thị lực của bạn sẽ giảm sút nhanh chóng. Thậm chí, mắt bị áp lực kéo dài sẽ rất dễ làm tổn thương võng mạc dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

SKĐS - Những lợi ích mà chiếc smartphone mang lại cho cuộc sống con người là không thể phủ nhận. Nhưng nếu bị

SKĐS - Những lợi ích mà chiếc smartphone mang lại cho cuộc sống con người là không thể phủ nhận. Nhưng nếu bị "nghiện" nó thì sẽ rất có hại cho sức khỏe.

Ngủ không ngon giấc

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn, làm ức chế não bộ và cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin gây buồn ngủ. Sự suy giảm hormone này sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó có giấc ngủ sâu, rối loạn đồng hồ sinh học nên chất lượng giấc ngủ bị kém đi.

Chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ dễ dàng khiến cơ thể tràn đầy năng lượng, không buồn ngủ và vô tình thức khuya, làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Ảnh hưởng đến làn da

Ánh sáng xanh từ điện thoại di động phổ biến hơn bước sóng tia cực tím và có thể xâm nhập sâu hơn vào da, gây ra quá trình oxy hóa DNA của tế bào và làm mất collagen. Nó cũng có thể dễ dàng làm cho da thô ráp và lỗ chân lông to ra.

Lượng vi khuẩn trên màn hình điện thoại rất cao. Do đó vi khuẩn từ màn hình theo tay bám lên da và gây ra các nốt mẩn đỏ. Không những thế, quá trình dùng điện thoại trước khi ngủ diễn ra thường xuyên còn khiến cho bức xạ của điện thoại đẩy nhanh quá trình lão hóa da mặt, gây kích ứng da. Kết quả là da có các đốm sắc tố, dễ hình thành nếp nhăn nhiều hơn, lỗ chân lông to hơn, da sần sùi hơn.

Tổn thương hệ cơ xương khớp

Dùng điện thoại di động trước khi đi ngủ sẽ khiến con người vô thức duy trì một tư thế trong thời gian dài, điều này sẽ tạo gánh nặng lớn hơn cho cột sống cổ, dễ gây biến dạng, đau nhức cột sống cổ... dẫn đến gai cột sống cổ. Bên cạnh đó, việc bạn phải giữ điện thoại di động trong một khoảng thời gian quá lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các khớp của cơ thể như cổ tay, các khớp ngón tay, cổ và vai,

Cơ thể mệt mỏi và uể oải

Càng kéo dài tình trạng khó ngủ do dùng điện thoại trước khi ngủ càng dễ bị mất ngủ, kém tập trung, thiếu ngủ. Kết quả là ngày hôm sau cơ thể luôn trong trạng thái thiếu sức sống, uể oải. Tiếp xúc với tia bức xạ từ điện thoại từ 2 phút trở lên có thể làm mất khả năng phòng vệ của não, giảm trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh.

Ánh sáng xanh từ điện thoại di động phổ biến hơn bước sóng tia cực tím và có thể xâm nhập sâu hơn vào da, gây ra quá trình oxy hóa DNA của tế bào và làm mất collagen. Ảnh minh hoạ

Ánh sáng xanh từ điện thoại di động phổ biến hơn bước sóng tia cực tím và có thể xâm nhập sâu hơn vào da, gây ra quá trình oxy hóa DNA của tế bào và làm mất collagen.

Hạn chế rủi ro khi phải dùng điện thoại trước giờ đi ngủ

Biết tác hại của việc dùng điện thoại trước khi ngủ là thế, nhưng nếu không thể không dùng thì bạn hãy thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ gây hại.

  • Đặt chế độ màn hình ban đêm giúp mắt được bảo vệ tốt hơn bởi độ sáng phù hợp.
  • Kết thúc việc xem điện thoại trước khi ngủ 30 phút.
  • Dùng mạng trong chế độ máy bay
  • Khi đi ngủ nên tắt wifi.
  • Xóa và ẩn đi bớt các thông báo từ Facebook, SMS và những ứng dụng không cần thiết khiến bạn gây nghiện.

Xem thêm video được quan tâm

Rối loạn stress sau sang chấn hậu COVID-19: Cải thiện như thế nào ? | SKĐS


Bs. Vũ Tú
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn