Hà Nội

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên

11-05-2024 07:04 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Những mỏm đá đen san sát, trải dài khắp các thung lũng, triền đồi trên cao nguyên đá Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) tạo nên khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ, hấp dẫn du khách ưa thích du lịch trải nghiệm và mạo hiểm.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 1.

Cách trung tâm tỉnh Điện Biên hơn 150km, với khoảng 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, những cung đường nơi đây được bao quanh bằng các lớp đá tai mèo. Cao nguyên đá Tủa Chùa được ví là một "tiểu Đồng Văn thứ hai" của Tổ quốc.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 2.

Cao nguyên đá Tủa Chùa nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu mát mẻ, trong lành và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với điểm nhấn bởi rừng đá tai mèo "xếp lũy, xếp thành".

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 3.

Bắt đầu từ Sính Phình, đến Tả Sìn Thàng, Tả Phìn và cuối cùng là Sín Chải thì đá nhiều vô kể. Đá trên nương, đá ngập đường và đá theo đường vào từng nhà, từng xóm.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 4.

Với nhiều gia đình, đá được xếp ngay ngắn thành tường bao, nền sân dẫn vào mái hiên nhà cũng là đá. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 5.

Đâu đâu cũng thấy đá, bởi vậy, người dân đã tận dụng đổ đất lên các hốc đá để trồng rau, trồng cỏ và các loại cây ăn quả phục vụ cho đời sống.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 6.

Thời tiết ở đây không quá khắc nghiệt nên cuộc sống của hơn 804 hộ đồng bào người Mông với trên 4.000 nhân khẩu vẫn có thể phát triển kinh tế nông nghiệp với các loại cây trồng như ngô, lúa nương, mận, đào...

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 7.

Những lớp đá tai mèo san sát nhau từ thung lũng đến đỉnh đồi tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của vùng đất Tủa Chùa.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 8.

Được biết, cách đây nhiều năm, ở một cái "bản to" - nghĩa của tên gọi Tả Chải (tức Tủa Chùa), đã có bảy dân tộc sống đoàn kết, gắn bó. Trong cái "bản" chung ấy, người Tủa Chùa cần mẫn trên nương dưới ruộng, gần nhau qua từng câu hát và hiểu nhau qua mỗi tiếng khèn. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng yên vui, như cây măng rừng mỗi năm một lần đội đất mà chui lên, như quả sơn tra lặng lẽ dâng cho đời cái vị đặc trưng.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 9.

Trên cao nguyên đá phần lớn là đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 10.

Những dãy núi đá tai mèo nơi đây không sừng sững như ở Đồng Văn (Hà Giang) mà tạo thành những ngọn đồi nhấp nhô, uốn lượn, nằm rải rác chạy dọc theo con đường tỉnh lộ 129.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 11.

Để đi vào cao nguyên đá phải vượt qua nhiều đoạn đường uốn lượn, dốc cao, vực sâu. Nhưng bù vào sự vất vả của quãng đường đó, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp vô cùng thú vị của núi rừng Tây Bắc.

Kỳ vĩ cao nguyên đá giữa vùng đất anh hùng Điện Biên- Ảnh 12.

Cao nguyên đá Tủa Chùa không chỉ thu hút du khách bởi sự nguyên sơ, hoang dại mà còn là nơi mà các tín đồ đam mê chụp ảnh rất thích.

Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn