Kinh hoàng rắn làm ổ trong máy điều hòa, cách nào phòng tránh?

28-04-2025 16:17 | Xã hội
google news

SKĐS - Do trời nắng nóng, trưa 27/4, chị Nguyễn Thị H. (Quảng Nam) định bật máy để ngủ thì phát hiện một chiếc đuôi lạ thò ra từ khe máy. Khi nắp máy được mở ra, cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt khi cả "ổ" rắn nằm trong chiếc điều hòa.

Sử dụng điều hòa quá nhiều có thể đột quỵ, chuyên gia lên tiếngSử dụng điều hòa quá nhiều có thể đột quỵ, chuyên gia lên tiếng

SKĐS - Điều hoà phả hơi lạnh rất sâu vào những bộ phận hở, đặc biệt là cổ và gáy. Hơi lạnh ngấm sâu làm co cơ khiến khí lưu chuyển kém. Máu lưu thông kém thì các rễ thần kinh nuôi dưỡng xương khớp teo đi...

Ổ rắn trú ngụ trong máy điều hòa

Trưa 27/4, gia đình chị Nguyễn Thị H., ngụ tại xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã trải qua một phen hãi hùng khi phát hiện có dấu hiệu bất thường từ chiếc máy điều hòa trong nhà.

Phát hiện 7 con rắn làm ổ trong máy điều hòa.

Theo chị H., do trời nắng nóng, trưa 27/4, chị định bụng bật máy để ngủ thì phát hiện một chiếc đuôi lạ thò ra từ khe máy. Ban đầu, chị H. nghĩ đó là đuôi chuột nhưng con gái chị cho rằng có thể là đuôi rắn nên gia đình đã liên hệ thợ sửa chữa điều hòa đến để kiểm tra.

Khi nắp máy được mở ra, cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt khi cả "ổ" rắn nằm trong chiếc điều hòa. Thợ sửa máy đã lần lượt bắt được tổng cộng 7 con rắn ẩn náu bên trong.

Qua quan sát, người dân nhận định đây là loại rắn cườm, thuộc họ rắn nước và hoàn toàn không có độc. Được biết, khu vực phía sau nhà chị H. có nhiều cây cối rậm rạp, rất có thể đây là con đường mà đàn rắn đã theo đường ống dẫn của máy điều hòa để bò vào trú ngụ.

Theo TS Trần Thanh Bình, Hội Khoa học Công nghệ Nhiệt lạnh và Điều hòa không khí, ngoài rắn, một số loài động vật khác có thể chui vào điều hòa như: gián, thằn lằn, chuột,… gây chập thiết bị, nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng con người. Chúng thường chui qua lỗ thông tường từ trong ra ngoài khi thợ lắp đặt không bịt lỗ này bằng vữa (hoặc cao su non), theo đường ống thải hoặc cửa thông gió điều hòa.

"Các loại động vật máu lạnh thích chỗ ấm nóng, nên khi bật điều hoà chiều lạnh nhà không có muỗi. Nếu không làm kín lỗ xuyên qua tường, mùa đông trong nhà ấm hơn các động vật máu lạnh sẽ chui vào ẩn náu", TS Trần Thanh Bình nói.

Khi có tiếng động lạ, không nên tự động mở nắp điều hòa, dẫn đến bị rắn cắn và giật điện. Thay vào đó, người dân cần ngắt điện, gọi thợ bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Họ sẽ có cách để mở và sửa chữa bằng các dụng cụ an toàn.

Các gia đình nên bảo dưỡng điều hòa định kỳ 4-5 tháng/lần, vệ sinh dàn nóng, cục lạnh, chặt bớt cây cối rậm rạp xung quanh nhà. Đặc biệt người dân không nên lắp đặt dàn nóng điều hòa quá gần mái nhà, cây xanh. Đồng thời khi khoan tường đưa dây đồng, ống thoát nước vào dàn điều hòa, người thợ phải kiểm tra lại khe hở tại vị trí đó. Đồng thời dùng tấm chắn mắt lưới nhỏ để bít các lỗ hở nhằm tránh những loài vật như chuột, rắn,... bò vào nhà qua đường này.

Với những gia đình có cây cối rậm rạp, chuyên gia nói không nên lắp đặt ống thoát nước thải điều hòa sát mặt đất (nếu thấp thì nên bọc lưới kẽm ở đầu ống). Chủ nhà thường xuyên dọn dẹp, làm sạch cây cối để đảm bảo không có rắn, rết trú ngụ.

Lắp đặt máy để côn trùng không chui được vào điều hòa

Theo chuyên gia, việc rắn bò vào máy điều hòa không chỉ gây hoang mang, sợ hãi cho người dân, mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các gia đình. Để phòng tránh điều này xảy ra, bạn cần kiểm tra máy điều hòa trong nhà một cách thường xuyên, xem có các sinh vật lạ bên trong không để có thể xử lý kịp thời, không cho chúng làm tổ.

Khi lắp đặt điều hòa, bạn không nên đặt giàn nóng quá gần mái tôn hoặc cây xanh. Nếu cây cối bên ngoài giáp với phần mái, rắn hoặc các loài khác có thể bò lên mái nhà, chui vào máy lạnh theo đường dây đồng. Khi khoan tường để đưa ống thoát nước và dây đồng vào, cần phải kiểm tra khe hở tại vị trí đó, nếu khoảng trống quá lớn cần phải bịt kín lại sau khi hoàn thành việc lắp đặt.

Với những gia đình có cây cối, vườn tược rậm rạp, không nên lắp đặt ống thoát nước sát mặt đất, điều này tạo cơ hội dễ dàng cho rắn bò vào máy điều hòa. Ngoài ra để đề phòng rắn quanh nhà, có thể sử dụng các loại bột chuyên dụng như bột Enta snake powder, bột hùng hoàng,… rắc xung quanh để đuổi rắn.

Bạn cũng có thể trồng các loại cây như sả, hoa thiên lý,… là các loại cây có khả năng đuổi rắn hiệu quả nhờ mùi hương nồng đặc trưng, khiến rắn tránh xa nhà của bạn. Đồng thời, các gia đình cũng nên thường xuyên diệt chuột để triệt tiêu nguồn thức ăn của rắn.

Nếu phát hiện rắn trong điều hòa, không nên tự bắt bằng tay không vì nguy cơ bị cắn hoặc điện giật. Thay vào đó, người dân cần ngắt điện, gọi thợ bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Họ sẽ có cách để mở và sửa chữa bằng các dụng cụ an toàn.

Theo chuyên gia của Hội Khoa học Kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam, vị trí tốt nhất để lắp cục nóng điều hòa là ở khu vực có mái che chắn, không bị các tác nhân bên ngoài môi trường làm ảnh hưởng. Đặc biệt, tránh lắp cục nóng điều hòa ở khu vực gần cửa sổ, cửa nhôm hay đặt cục nóng ở những nơi không đảm bảo sự bằng phẳng về bề mặt, có dấu hiệu rung lắc khi vận hành, không lắp đặt ở khu vực có thể sản sinh ra nhiệt lượng cao như mái tôn để tránh cháy nổ. Không lắp cục nóng quá gần trần nhà hoặc nơi cây cối rậm rạp để tránh các loài vật như chuột, rắn... chui vào trú ngụ.

Điều hòa cần được bảo dưỡng định kỳ 6 tháng/lần. Nếu sử dụng thường xuyên cả chức năng làm nóng và chức năng làm mát, thì thời gian bảo dưỡng phải rút ngắn xuống từ 3 – 4 tháng/lần. Ngoài ra, nếu tần suất sử dụng điều hòa nhiều hơn hoặc trong môi trường nhiều bụi bẩn, bạn nên bảo dưỡng định kỳ thường xuyên hơn từ 1 – 2 tháng/lần để đảm bảo điều hòa hoạt động tốt hơn, tiết kiệm điện năng hơn.

Vì sao thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu và điều hòa chưa hợp lý?Vì sao thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu và điều hòa chưa hợp lý?

SKĐS - Theo các chuyên gia, xăng dầu và điều hòa không phải là những mặt hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, có chăng là đánh thuế bảo vệ môi trường nhưng hiện các sản phẩm này đã phải gánh thuế bảo vệ môi trường rồi.



Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn