Sử dụng điều hòa quá nhiều có thể đột quỵ, chuyên gia lên tiếng

22-04-2025 11:58 | Xã hội
google news

SKĐS - Điều hoà phả hơi lạnh rất sâu vào những bộ phận hở, đặc biệt là cổ và gáy. Hơi lạnh ngấm sâu làm co cơ khiến khí lưu chuyển kém. Máu lưu thông kém thì các rễ thần kinh nuôi dưỡng xương khớp teo đi...

Lạm dụng điều hòa nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?Lạm dụng điều hòa nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

SKĐS - Mùa nắng nóng, điều hòa nhiệt độ là" cứu cánh" cho hầu hết mọi người thoát khỏi thời tiết oi bức. Tuy nhiên, việc sử dụng cần phải được thực hiện đúng cách đẻ tránh những tác hại về sức khỏe.

Điều hòa là sát thủ của bệnh xương khớp?

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi về thông tin tác hại nghiêm trọng của sử dụng điều hòa nhiệt độ đến bệnh xương khớp.

Theo đó, tài khoản facebook của Bstn Phạm Quân đăng tải nội dung "Điều hoà - sát thủ gây bệnh xương khớp". Cụ thể, tài khoản này viết: "Mấy hôm nay, nắng nóng đỉnh điểm, cả nước chui vào phòng bật điều hoà suốt ngày đêm. Thậm chí bật rét run mới thích.

Điều hoà phả hơi lạnh rất sâu vào những bộ phận hở, đặc biệt là cổ và gáy. Hơi lạnh ngấm sâu làm co cơ (thể thao va đập giãn dây chằng viêm tấy chườm đá là vì vậy), khiến khí lưu chuyển kém. Khí tắc thì huyết kém. Máu lưu thông kém thì các rễ thần kinh nuôi dưỡng xương khớp teo đi. Đó là một nguyên nhân gây ra thoái hoá đốt sống cổ. Đốt sống cổ thoái hoá thì đĩa đệm giữa hai đốt sống thoát vị, và chèn vào dây thần kinh gây đau tê vai, gáy, tay, thậm chí liệt cả nửa người.

Sử dụng điều hòa quá nhiều có thể đột quỵ, chuyên gia lên tiếng- Ảnh 2.

Lạm dụng điều hòa có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Tiếp đó, máu bơm lên não kém sẽ gây ra các bệnh về thần kinh như đau đầu, mất ngủ, huyết áp không ổn định. Các bệnh trên phát triển đến mức độ nào đó, khiến máu lên não quá kém, có thể gây đột quỵ. Có một sự thật là phụ nữ trẻ tai biến đột tử ngày một nhiều và trẻ hoá, có thể đều từ nguyên nhân lặt vặt trên.

Điều mình thấy đáng ngại, là học sinh tiểu học bây giờ cũng bật điều hoà mát lạnh, phả thẳng hơi lạnh vào cổ và gáy học sinh. Đi làm, đi học ngồi điều hoà ô tô, đến trường lớp công sở ngồi điều hoà, về nhà lại rúc vào điều hoà thì hỏng xương khớp càng sớm. Càng ngày bệnh xương khớp sẽ càng trẻ hoá".

Tài khoản facebook này cảnh báo: "Mọi người lưu ý là nên để điều hoà 28-30 độ. Vẫn nóng thì bật quạt nhẹ vừa tiết kiệm điện vừa bảo vệ hệ xương. Nên quàng khăn vào cổ khi ở chỗ có điều hoà. Tuyệt đối không để điều hoà phả vào gáy".

GS.TS Nguyễn Đức Lợi, Hội Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh đồng tình với chia sẻ này.

"Tôi không phải bác sĩ hay thầy thuốc, nhưng thấy những chia sẻ trên là hoàn toàn đúng. Lạm dụng điều hòa quá sẽ có hại khôn lường cho sức khỏe. Ngày xưa tôi học bên Đức, có 1 nữ sinh viên Việt Nam hay mặc áo hở lưng kể cả mùa đông, chỉ hơn 1 năm phải đi bệnh viện vì bị suy thận. Tác hại của cơ thể bị lạnh là rất lớn. Dù điều hòa nhiệt độ là thiết bị điện dân dụng phổ biến song sống thuận với tự nhiên là tốt nhất", PGS.TS Nguyễn Đức Lợi nói.

Tác hại khi lạm dụng điều hòa vào mùa nóng

GS.TS Nguyễn Đức Lợi cho hay, điều hòa rất tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nắng nóng, nhiệt độ cao rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiệt độ quá cao làm con người dễ say nắng, mất nước, sốc nhiệt, có thể dẫn tới tử vong với người có tiền sử bệnh hô hấp, tim mạch mãn tính, tăng nguy cơ nhập viện với các bệnh nhân bị bệnh về hô hấp, đái tháo đường, thận mãn tính, bệnh tâm lý… WHO khuyến cáo người già, trẻ nhỏ, người có bệnh nền không được tiếp xúc với nắng nóng kéo dài.

Điều hòa có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ về ngưỡng dễ chịu cho người dùng và giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh do nắng nóng. Tuy nhiên, không để nhiệt độ phòng quá lạnh, chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài. Nhiệt độ phòng mùa hè tối ưu là 27-28 độ C, không chênh lệch quá 8-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài, không để gió lạnh thổi trực tiếp vào người…

Tuy vậy việc lạm dụng điều hòa cũng dẫn đến những hệ lụy xấu. Theo GS.TS Nguyễn Đức Lợi, điều hòa có thể làm cho các triệu chứng của bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn. Dù việc ở trong nhà có máy lạnh có thể bảo vệ trẻ em khỏi tác động của phấn hoa hoặc ô nhiễm không khí, nhưng thực tế vẫn tồn tại một số nguy cơ tiềm ẩn.

Nếu máy điều hòa của gia đình không được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, bạn hoặc người thân có thể tiếp xúc với nhiều chất kích thích và vi khuẩn. Từ đây, có thể gây ra các cơn hen hoặc dị ứng.

Không nên lạm dụng máy lạnh quá mức, hãy tận dụng cách điều chỉnh nhiệt độ và thông thoáng không gian để giữ cho cơ thể và không khí xung quanh luôn trong tình trạng cân bằng. Nên có những quãng nghỉ từ 15 - 20 phút sau nhiều tiếng bật liên tục.

Ngoài ra, để điều hòa hoạt động tốt nhất, các gia đình nên để máy chạy từ 3 đến 4 tiếng, sau đó để máy nghỉ khoảng 1 tiếng và thông gió cho phòng rồi mới tiếp tục bật máy.

Người dùng cũng không cài đặt nhiệt độ trong nhà quá thấp (nhiệt độ cài đặt trong nhà hợp lý là 27 đến 28 độ C). Nếu nhiệt độ và độ ẩm trong phòng qua thấp, sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, ho, cảm lạnh. Tăng nhiệt độ trong nhà lên 1°C đồng nghĩa với việc tiết kiệm được khoảng 10% điện năng tiêu thụ.

Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung thêm quạt đặt ở cửa sổ để lấy gió vào nhà; khi độ ẩm không khí thấp, có thể bố trí thêm mũi phun sương để giảm thêm nhiệt độ...

Các gia đình cũng nên vệ sinh thường xuyên cho máy để giúp điều hòa tiết kiệm năng lượng: Vệ sinh phin lọc không khí trong nhà 2 tuần/lần; vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh tổng thể 1 năm/lần - nếu khu vực có nhiều bụi phải vệ sinh 2 hoặc nhiều lần...; trao đổi các vấn đề máy điều hòa gặp phải với thợ bảo dưỡng một cách cụ thể nhất để sớm có biện pháp khắc phục và sửa chữa...

Cần lưu ý, không bật điều hòa ở nhiệt độ thấp nhất để thổi vào một phần cố định của cơ thể. Luôn nằm cùng hướng thổi của điều hòa, không để thổi trực tiếp vào mặt. Tránh thay đổi nhiệt độ điều hòa đột ngột. Phụ nữ mang thai không ngủ trong phòng điều hòa nên cài đặt chế độ hẹn giờ và bật quạt máy sau đó để luồng không khí được lưu thông, tránh tiếp xúc trực tiếp với luồng lạnh. Cần đảm bảo rằng nhiệt độ trong phòng không khác biệt quá lớn so với ngoài trời.

Dùng máy sấy tóc, điều hòa để hong khô quần áo: Những nguy cơ tiềm ẩnDùng máy sấy tóc, điều hòa để hong khô quần áo: Những nguy cơ tiềm ẩn

SKĐS - Trong những ngày thời tiết mưa dầm, nồm ẩm kéo dài, việc phơi quần áo trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Không có máy sấy quần áo chuyên dụng, một số người tận dụng máy sấy tóc, điều hòa để hong khô quần áo.


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn