Hà Nội

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã

20-02-2022 06:53 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Tuy kém may mắn nhưng "Hoa khôi một chân" Bế Thị Băng có thể đi, đứng, nhảy múa… và lan tỏa những câu chuyện tích cực tới mọi người xung quanh.

5 điều bất ngờ về ‘Hoàng hậu Ki’ Ha Ji Won5 điều bất ngờ về ‘Hoàng hậu Ki’ Ha Ji Won

SKĐS - Ở Hàn Quốc, Ha Ji Won được mệnh danh là ngôi sao phim hành động, còn đối với khán giả châu Á, cô là một huyền thoại Hallyu.

Được mệnh danh là người đứng một chân lâu nhất Việt Nam, bởi 10 năm nay, dù mất một bên chân do tai nạn nhưng chưa ngày nào chị Bế Thị Băng ngồi xe lăn.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 2.

Bế Thị Băng trước khi gặp tai nạn khiến cô chỉ còn một chân.

Đằng sau "Hoa khôi một chân" là cả một câu chuyện dài về nghị lực phi thường của người phụ nữ dân tộc Tày. Tất cả được Bế Thị Băng "bật mí" trong chương trình Trạm yêu thương phát sóng trên kênh VTV1.

Biến cố cuộc đời của "Hoa khôi một chân" Bế Thị Băng

Xuất hiện với nụ cười tươi tắn, đi giày cao gót và xoay một vòng để chào khán giả, Bế Thị Băng thu hút mọi ánh nhìn trên sân khấu Trạm yêu thương. Nếu chỉ tập trung vào khuôn mặt ấy thôi, ít ai có thể tưởng tượng rằng cô ấy chỉ có một bên chân.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 3.

Hoa khôi một chân Bế Thị Băng tại Trạm yêu thương.

Tự lập từ nhỏ, cộng thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống giúp chị Băng nhanh chóng lấy lại được tinh thần sau biến cố lớn của cuộc đời: đó là mất đi một bên chân sau tai nạn giao thông. Chị Bế Thị Băng tự nhận rằng mình có một cuộc đời, hai cuộc sống khi đang có tất cả mọi thứ rồi lại mất tất cả khi tai nạn ập đến.

Năm 24 tuổi (2012), vừa tốt nghiệp chuyên ngành Y khoa, Đại học Thái Nguyên, trên đường đi làm, không may cô gái trẻ va chạm với chiếc xe tải. Tỉnh dậy trên giường bệnh, khi nghe bác sĩ nói với bố: "Con của bác sau này chỉ có ngồi trên xe lăn thôi, không thể đứng được nữa", chị Băng đã suy nghĩ nghiêm túc về cuộc đời mình và tự nhủ rằng phải tập đứng dù có khó đến mức nào.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 4.

Chị Băng biểu diễn múa bằng giày cao gót trước công chúng trong một sự kiện.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 5.

Bế Thị Băng tham gia một giải chạy quanh Hồ Gươm năm 2017.

Ít ai biết rằng, Bế Thị Băng đã nhắn tin cho người lái xe gây tai nạn cho mình với mong muốn có một đôi nạng gỗ để tập đi. Quyết tâm của Băng được đẩy lên cao hơn khi ra viện chưa được 2 tháng, chị tự nguyện xin bác sĩ đóng hậu môn nhân tạo cho mình để trở lại thành người bình thường dù biết rằng công việc này chỉ có thể tiến hành khi cơ thể bình phục hoàn toàn sau tai nạn.

Trải qua biết bao đau đớn, biết bao lần ngã với vết thương chưa lành hẳn… nhưng điều đó không làm quyết tâm đứng trên một chân của chị Băng giảm đi. Đến khi đặt bước chân đầu tiên lên nền nhà, Bế Thị Băng tự tin với bản thân rằng mình sẽ đứng vững, đứng chắc trên chiếc chân còn lại này.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 6.

Bế Thị Băng biểu diễn tiết mục múa trong cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết 2019.

Minh chứng là 10 năm qua chị chưa từng ngồi xe lăn, thậm chí còn đi giày cao gót – sở thích của biết bao cô gái bình thường khác. Nghĩ về vụ tai nạn, 'hoa khôi một chân' Bế Thị Băng chia sẻ: "Tôi thấy mình sống lại lần nữa. Tự tập đi, tập múa, thử những điều trước đây chưa dám làm... Vụ tai nạn không còn ám ảnh tôi nữa. Khuyết tật chỉ là thứ vũ khí đặc biệt để giúp con người mạnh mẽ hơn thôi".

Không gục ngã, một tình yêu cổ tích

Kể về thời điểm tham gia cuộc thi "Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết", Bế Thị Băng cho biết đó là bước ngoặt khiến chị tự tin hơn, dũng cảm đối diện với sự thật và đặc biệt là được chứng kiến, tiếp xúc với những người có hoàn cảnh đặc biệt giống như mình. Cũng tại cuộc thi này, Bế Thị Băng xuất sắc giành vương miện Hoa khôi.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 7.

Hoa hậu Lương Thùy Linh (phải) trao giải Hoa khôi cho Bế Thị Băng tại cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết.

Sau cuộc thi, "Hoa khôi một chân" Bế Thị Băng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, xuất hiện trong những buổi trò chuyện truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên, người yếu thế. Chị chia sẻ: "Tôi hạnh phúc khi câu chuyện buồn của mình mang lại niềm tin, cảm hứng sống nghị lực cho những người kém may mắn. Thiếu một chân, một tay hay khuyết đi phần nào đó trên cơ thể không đáng thương và tội nghiệp như nhiều người nghĩ. Chúng tôi sống lành lặn theo cách riêng của mình".

Năm 2016, trong một dịp tình cờ, Bế Thị Băng chạm mặt một người đàn ông đến từ nước Đức tên là Oturak Be du lịch tại Việt Nam. Thế rồi họ bị "tiếng sét ái tình", đem lòng yêu nhau. Ngày quen Oturak, chị chỉ biết anh làm nghề giáo viên, đôi lúc có chút tự ti. Nhưng từ đó cứ 3 tháng một lần, Oturak từ Đức sang thăm bạn gái. Tình yêu của cả hai tiến triển tốt đẹp. Cuối năm 2017 họ kết hôn và lúc này Băng mới biết chồng mình là một giáo sư Toán học ở bên Đức.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 8.

"Hoa khôi một chân" kết hôn với giáo sư toán học tại Đức vào cuối năm 2017.

Trải qua muôn vàn khó khăn sau tai nạn, Bế Thị Băng nhất quyết ở lại Hà Nội để tự chăm sóc mình và đi xin việc. Nhiều nơi từ chối, rồi may mắn đã mỉm cười khi chị đã kiếm được một việc làm không lương tại một phòng khám nhỏ. Với nghị lực và sự chăm chỉ của mình, chủ phòng khám đã ghi nhận và trả chị lương ngay từ tháng đầu tiên.

Cứ như vậy, nỗ lực chăm chỉ của Băng được đền đáp với số tiền dành dụm đủ để phụ giúp gia đình, cùng với bạn chung vốn mở phòng khám nha khoa thẩm mỹ. Đến nay, Băng còn sở hữu trong tay một khu du lịch homestay riêng, kinh doanh mỹ phẩm… 

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 9.

Bế Thị Băng từng tốt nghiệp trường Y, bao khó khăn đi xin việc sau tai nạn, cuối cùng chị đã có việc làm và nay cùng bạn mở phòng khám nha khoa thẩm mỹ.

Hiện tại, Bế Thị Băng là Đại sứ của Quỹ trẻ em nghèo Mottainai và chuyên giúp đỡ nạn nhân tai nạn giao thông. Chị đã tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khuyết tật giống như mình.

‘Hoa khôi một chân’ đọ tài nhảy dây với "Phi một chân"

Lựa chọn ca khúc Bèo dạt mây trôi để thể hiện trong phần đầu tiên của Trạm yêu thương với tên gọi "Bước chân thanh xuân", Bế Thị Băng lý giải đó là giai điệu khiến chị nhớ về quê hương Cao Bằng với một tuổi thơ dữ dội và cuộc sống đầy gian nan, vất vả.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 9.

Bế Thị Băng truyền cảm hứng tới mọi người bằng những việc làm không tưởng.

Trạm yêu thương còn mang đến câu chuyện của Lương Phi – chàng trai nổi tiếng mạng xã hội với kênh youtube "Phi một chân". Phi - Chàng trai Quảng Nam này làm các video để truyền cảm hứng cho những người kém may mắn khác. Bên cạnh đó, anh còn làm nhiều công việc thiện nguyện, giúp đỡ các cụ già neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn.

Đan xen phần trò chuyện với những thông tin ít người biết, phần thử thách sẽ giúp khán giả có cơ hội tận mắt chứng khiến khả năng nhảy dây của Bế Thị Băng và Lương Phi khi họ chỉ còn một bên chân.

'Hoa khôi một chân' Bế Thị Băng: Người khoác áo blouse trắng không gục ngã - Ảnh 10.

Màn so tài nhảy dây giữa 'hoa khôi một chân" Bế Thị Băng và anh Lương Phi.

Ở phần cuối của chương trình, phóng sự Trạm yêu thương với những chia sẻ chân thật từ những người từng được Bế Thị Băng giúp đỡ sẽ giúp khán giả trả lời câu hỏi tại sao cô gái người Tày này lại trở thành tấm gương, là thần tượng của biết bao người khuyết tật. Thậm chí MC Minh Hằng còn phải thốt lên rằng Bế Thị Băng chính là một "Trạm yêu thương".

Nhà văn Jules Verne và khoa học giả tưởng tại Việt NamNhà văn Jules Verne và khoa học giả tưởng tại Việt Nam

SKĐS - Jules Verne là nhà văn Pháp nổi tiếng, tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng của văn học thế giới.


Hoa Quỳnh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn