Testosterone chịu trách nhiệm cho sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục nam như: dương vật, tinh hoàn, bìu, tuyến tiền liệt, túi tinh...Nội tiết tố này cũng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các đặc tính sinh dục nam như: tăng mọc lông tóc, giọng trầm, gây hưng phấn và ham muốn tình dục, sự trưởng thành của tinh trùng... Ngoài ra, testosterone làm tăng tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ bắp, kích thích tạo hồng cầu...
Có thể nói testosterone là nhiên liệu cho bộ máy sinh sản của nam giới hoạt động, nên khi bị thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Việc mắc một số bệnh cũng khiến cho nồng độ testosterone thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới.
Dấu hiệu giảm testosterone
Dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng giảm testosterone là:
- Giảm ham muốn tình dục, cương dương kém.
- Giảm số lượng tinh trùng và khả năng sinh sản.
- Khó có thể không cương cứng.
- Giảm lượng tinh dịch.
- Khó ngủ. Nồng độ Testosterone thấp thường gặp ở nam giới mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Dễ cáu gắt, khó chịu.
- Một số nam giới có thể bị giảm bài tiết testosterone nhiều và kéo dài, khi đó bị rụng lông trên cơ thể và giảm khối cơ, xương có thể giòn hơn và dễ gẫy…
Nguyên nhân gây giảm testosterone
Những bất thường ở tinh hoàn: Do chấn thương tinh hoàn, do phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, khối u tinh hoàn, viêm tinh hoàn do quai bị (có nguy cơ bị vô sinh nhiều hơn là giảm testosterone).
Bệnh ở tuyến yên/vùng dưới đồi: Khối u tuyến yên khiến các mô bất thường ở tuyến yên phát triển có thể làm hoạt động bình thường của tuyến hư hại và ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone.
Do gen: Nam giới có thể bị thiếu testosterone do bất thường về thể nhiễm sắc hay những bệnh liên quan đến gen.
Thuốc: Một số thuốc chữa bệnh chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc nhóm steroid, thuốc điều trị dạ dày, thuốc chữa bệnh viêm khớp,… cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra lượng testosterone của cơ thể.
HIV/AIDS: Có đến 50% nam giới bị nhiễm HIV có nồng độ testosterone thấp.
Các phương pháp phòng ngừa giảm testosterone
Thay vì vội vàng bổ sung testosterone thì việc thay đổi lối sống, rèn luyện là giải pháp hữu hiệu và có lợi cho sức khỏe nhất.
- Việc ăn uống không điều độ, ngủ ít, không tập thể dục… là những yếu tố làm giảm testosterone. Vì vậy nam giới nên cân bằng cuộc sống của mình giữa làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và năng tập luyện thể dục thể thao. Nên tập vừa sức, không gắng sức sẽ bị mỏi mệt và gây hiệu ứng ngược cho sức khỏe.
- Tăng cường dinh dưỡng: Ăn thêm dầu mỡ, những chất béo không bão hòa đơn, tốt cho sức khỏe như trứng, bơ, ô liu, dầu dừa, các loại hạt…Cần ngủ đủ giấc, tắm nắng nhiều hơn cũng có thể tăng cường testosterone .
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá các chất kích thích.
- Ngủ đủ giấc.
- Hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm chế biến sẵn.
- Duy trì cân nặng lý tưởng và tránh tình trạng béo phì.
- Giảm căng thẳng, stress bằng các bài tập như yoga, thiền và học cách quản lý căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Điều trị bổ sung testosterone được xem là biện pháp hiệu quả nhất để tăng sức sống và ham muốn tình dục. Tuy nhiên, cần trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng testosterone cho người lớn tuổi giúp hạn chế những tác dụng phụ của thuốc trên tuyến tiền liệt và sức khỏe tổng thể.
Xem thêm video được quan tâm
7 công thức trà thảo mộc tăng cường miễn dịch | SKĐS