Hà Nội

Chuyên gia nói về quy trình an toàn của máy nghiền sau vụ 7 người tử vong ở Yên Bái

24-04-2024 12:48 | Xã hội
google news

SKĐS - Vụ việc 7 người tử vong ở nhà máy xi măng Yên Bái cho thấy người lao động không tuân thủ đúng quy trình vận hành, quy trình an toàn khi làm việc với thiết bị quay...

Tiếng kêu cứu bất lực trong vụ nhà máy xi măng Yên Bái: ‘Còn người ở trong, cứu đi!’Tiếng kêu cứu bất lực trong vụ nhà máy xi măng Yên Bái: ‘Còn người ở trong, cứu đi!’

SKĐS - Anh Tuân nhớ lại: "Khi máy nghiền xoay, tôi bất ngờ bị văng từ trên xuống. Rơi xuống đất thì đã thấy 2 đồng nghiệp nằm la liệt". Nhìn lên thấy máy vẫn quay, nam công nhân hiểu ra vấn đề, hoảng sợ tột độ.

Nếu tuân thủ đúng quy trình đã không xảy ra tai nạn

Liên quan vụ 7 công nhân tử vong trong vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, Công an tỉnh này đã khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên tại đây. Theo các cơ quan liên quan, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là do sai sót trong thực hiện quy trình vận hành sửa chữa, dẫn đến vụ tai nạn lao động thảm khốc.

TS Nguyễn Tiến Dũng, chuyên gia về cơ khí chế tạo máy cho biết, khi máy nghiền bi hoạt động và sinh ra lực ly tâm đẩy những viên thép bi lên tới độ cao nhất định rồi rơi xuống, đập mạnh để nghiền vỡ vật liệu trong khoang nghiền. Kết quả của quá trình nghiền là tất cả các vật liệu cần nghiền như quặng, sỏi, đá, kim loại rắn… đều thành bột. Sau đó, vật liệu được đưa ra ngoài bằng hệ thống cyclone để kết thúc quá trình nghiền của máy nghiền bi và trải qua các bước trong dây chuyền nghiền quặng.

Chuyên gia nói về quy trình an toàn của máy nghiền sau vụ 7 người tử vong ở Yên Bái- Ảnh 2.

Hiện trường vụ tai nạn 7 người tử vong ở nhà máy xi măng Yên Bái.

Máy nghiền bi được sử dụng rộng rãi trong các ngành như nghiền quặng sắt, vật liệu xây dựng, sắt thép, công nghiệp hóa chất... Cấu tạo máy nghiền bi được dùng để nghiền thô, nghiền mịn và nghiền rất mịn các loại nguyên vật liệu, với hai phương thức nghiền kiểu khô và kiểu ướt. Máy hoạt động với tốc độ quay 36-38 vòng/phút.

Theo một chuyên gia an toàn vệ sinh lao động, những người trực tiếp tham gia sửa chữa, bảo dưỡng phải hiểu rõ và áp dụng đúng quy trình Lockout/Tagout (LOTO) - một quy trình an toàn được sử dụng để kiểm soát năng lượng nguy hiểm trong các thiết bị và máy móc trước khi bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng.

Hiểu một cách đơn giản, LOTO là một quy trình theo trình tự gồm tắt, khóa nguồn điện - gắn biển báo - tháo khóa và gỡ biển báo. Trong đó, thao tác khóa nguồn điện là tiên quyết và rất quan trọng. Nhân viên kỹ thuật thường dùng các van, chốt để cô lập nguồn năng lượng đưa tới máy. Trong quá trình này không thể thiếu biển cảnh báo. Biển cảnh báo này giúp ngăn chặn việc khởi động hoặc kích hoạt thiết bị một cách vô ý.

Ngoài ra, khi thợ đang bảo dưỡng máy móc, quản lý vận hành phải cắt cử một người giám sát, túc trực tại nguồn cấp. Sau khi hoàn thành công tác bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng, người giữ chìa khóa tủ điện/phòng điện cần xác nhận lại mới mở khóa, tháo biển cảnh báo và cho phép đóng nguồn điện.

Việc tuân thủ quy trình LOTO sẽ giúp loại bỏ nguy cơ bị thương tích do khởi động hoặc kích hoạt bất ngờ những máy móc thiết bị trong quá trình bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng.

Làm gì để không xảy ra tai nạn đáng tiếc?

Theo TS Lê Đức Hùng, chuyên gia về an toàn lao động, hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như Luật An toàn vệ sinh lao động, các nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam cơ bản đầy đủ, đồng bộ. Để người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn, 3 chủ thể gồm cơ quan quản lý, người sử dụng lao động và người lao động phải chung tay xây dựng quy trình an toàn.

Trong đó, ý thức tuân thủ, việc tự giác thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động là quan trọng nhất. Cả doanh nghiệp và người lao động phải hiểu tầm quan trọng, ý nghĩa việc xây dựng văn hóa an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động và doanh nghiệp.

Sự việc đau lòng khiến 7 người tử vong chủ yếu do sự chủ quan của cá nhân. Vụ việc cho thấy người lao động không tuân thủ đúng quy trình vận hành, quy trình an toàn khi làm việc với thiết bị quay. Ở đây có thao tác cắt điện để sửa chữa nhưng không có biện pháp ngăn chặn khả năng đóng điện trở lại, thiếu biển báo cảnh báo và không có người giám sát an toàn... Đây là những vi phạm nghiêm trọng quy trình an toàn lao động.

GS.TS Nguyễn Đức Ngọc, Phó trưởng khoa Cơ khí, Trưởng bộ môn Kỹ thuật ô tô, Đại học Thủy Lợi cho hay, mỗi nhà máy có quy trình vận hành máy móc khác nhau. Nguyên tắc chung khi thực hiện bảo trì dây chuyền bắt buộc phải ngắt toàn bộ điện của các loại máy trong chuyền, không chỉ riêng máy nghiền.

"Trước khi vào trong máy nghiền, phải đảm bảo rằng tất cả các máy móc trong dây chuyền đều đã tắt nguồn hoàn toàn. Người lao động cũng cần chắc chắn đã ngắt truyền động từ động cơ sang hộp giảm tốc, khóa cứng máy nghiền, đảm bảo máy không thể quay được. Đồng thời, máy nghiền cần được xả hết nguyên vật liệu, bi ra ngoài.

Phải kiểm tra, xác định tổng thể dây chuyền an toàn mới được vào bên trong các bộ phần cần sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng. Đặc biệt, mỗi cá nhân phải luôn cẩn thận và tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi làm việc", PGS.TS Nguyễn Đức Ngọc khuyến cáo.

Để giảm thiểu những sự cố đau lòng, thương tâm về tai nạn lao động, chuyên gia cho rằng, phải thực hiện nghiêm công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt, cần chú trọng việc huấn luyện cho đối tượng quản lý, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở về việc xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn.

Quy trình làm việc, bảo trì, bảo dưỡng máy phải nêu rõ hạng mục công việc, từng bước thực hiện, việc cách ly, cô lập khu vực thực hiện. Thêm nữa, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của người thực hiện, bố trí người kiểm tra, giám sát trong quá trình này cần hết sức quan tâm. Khi tham gia sửa chữa, bảo dưỡng máy, các đơn vị cần bố trí hệ thống biển báo, thông tin, chỉ dẫn, cảnh báo về các yếu tố nguy hiểm, độc hại niêm yết và đặt ngay tại máy.

Thủ tướng: Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn ở nhà máy xi măng làm 7 người tử vongThủ tướng: Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn ở nhà máy xi măng làm 7 người tử vong

SKĐS - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP xi măng và khoáng sản Yên Bái.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 24/4 | SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn