Hà Nội

Ăn gì để cải thiện tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”?

SKĐS - Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, căng thẳng… đã khiến nhiều người rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ, nhiều lúc ‘hoảng hốt" thấy mình không thể nhớ nổi việc cần làm. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng này, trong đó cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng đầy đủ

Nếu cơ thể không khỏe mạnh thì bộ não cũng không thể hoạt động hiệu quả. 

Vì vậy, để có sức khỏe và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ cần phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phốt pho, kẽm, vitamin nhóm B, các loại dầu thực vật...

Người bị suy giảm trí nhớ cần bổ sung thực phẩm tốt cho não

Nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho não là cá, trứng, gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu khác... 

Omega 3

Chất béo thiết yếu, đặc biệt là Omega 3 có nhiều trong các loại cá như: cá basa, trích, hồi, thu, cá ngừ... có tác dụng cấu tạo màng tế bào thần kinh, tốt cho hoạt động trí não.

Ăn gì để cải thiện tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”? - Ảnh 2.

Omega 3 có nhiều trong các loại cá, tốt cho hoạt động của não.

Kẽm 

Kẽm cũng có liên quan đến trí nhớ vì khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ. Nguồn thực phẩm giàu kẽm có nhiều trong thịt, cá, hải sản, đặc biệt có nhiều trong con hàu.

Vitamin và chất khoáng

Vitamin và chất khoáng có vai trò tham gia các hoạt động chuyển hoá và chống ôxy hoá tế bào não. Khi thiếu vitamin B, đặc biệt là acid folic và vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, dẫn đến thiếu cung cấp ôxy cần thiết cho não.

Rau xanh chứa nhiều các chất chống ôxy hóa, giúp minh mẫn. Rau xanh cũng chứa nhiều axit folic, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ăn gì để cải thiện tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”? - Ảnh 3.

Rau xanh giàu các chất chống ôxy hóa, có lợi cho sức khỏe.

Các loại quả tươi chứa nhiều vitamin lại vừa giàu các chất chống ôxy hóa như cam, quýt, ổi, bưởi… rất có lợi cho sức khỏe của cơ thể và hoạt động của não.

Vitamin B1 có nhiều trong cơm (nấu bằng gạo không xay xát kỹ), các loại đậu, đỗ, vừng, lạc, lòng đỏ trứng, thịt (lợn, bò). Vitamin C có nhiều trong rau, hoa quả (cam, quýt…). Hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho hoạt động của não.

Tránh những chất có hại cho não

Ăn gì để cải thiện tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”? - Ảnh 4.

Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo chức năng hoạt động của não.

Để đảm bảo chức năng hoạt động của não, ngoài việc xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh cần phải từ bỏ những thói quen có hại như: hút thuốc lá, uống nhiều các chất kích thích như: rượu bia, chè đặc, cà phê...

Đặc biệt, uống nhiều rượu, bia dẫn đến thúc đẩy nhanh quá trình suy giảm trí nhớ, thậm chí gây mất trí nhớ. Người nghiện rượu sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, gây giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chế độ ăn nào giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19?


BS. Thanh Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn