Kể từ ngày 1/12 năm nay, Ấn Độ sẽ trở thành nước chủ nhà G20. Đây là một sự kiện lịch sử đối với Ấn Độ. Ấn Độ sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) từ ngày 1/12/2022 đến 30/11/2023, sau khi Indonesia hoàn thành vai trò luân phiên.
G20 là nhóm các quốc gia có tiềm lực kinh tế chiếm 85% GDP của thế giới. 20 quốc gia này đại diện cho 75% thương mại thế giới và chiếm 2/3 dân số thế giới.
Ấn Độ, ngôi nhà của 1,3 tỷ người, là nơi hợp lưu của các tôn giáo, truyền thống và phong tục, trung tâm công nghệ toàn cầu nổi bật. Ấn Độ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới với di sản văn hóa phong phú và đa dạng và là nền kinh tế lớn thứ 5 trên toàn cầu.
Hoa sen, quốc hoa của Ấn Độ tượng trưng cho tâm linh, hoa trái, sự giàu có và tri thức trở thành nguồn cảm hứng cho logo G20 của Ấn Độ. 7 cánh hoa tượng trưng cho 7 đại dương và sự gắn kết của 7 lục địa tại G20 Ấn Độ 2023. Bên trên hoa sen là đại diện cho trái đất, coi thế giới như một gia đình.
Chủ đề cho G20 Ấn Độ 2023 là "Vasudhaiva kutumbakam - một trái đất, một gia đình, một tương lai". Đây là chủ đề tập trung vào việc chia sẻ sự phát triển toàn cầu của G20 trong sự hài hòa với thiên nhiên.
Theo Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi: "Biểu tượng hoa sen trong logo G20 đại diện cho niềm hy vọng trong thời đại này. Dù trong hoàn cảnh bất lợi như thế nào, hoa sen vẫn nở. Ngay cả khi thế giới đang rơi vào khủng hoảng sâu sắc, chúng ta vẫn có thể tiến bộ và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn."
Trong văn hóa Ấn Độ, cả Nữ thần tri thức và thịnh vượng đều ngồi trên hoa sen. Đây là lý do tại sao trong logo G20 trái đất cũng được đặt trên một bông sen. 7 cánh hoa sen trong logo cũng rất ý nghĩa. 7 cánh hoa này đại diện cho bảy lục địa. 7 cũng là số nốt trong âm nhạc.
Trong âm nhạc, khi 7 nốt nhạc kết hợp với nhau sẽ tạo nên bản nhạc hoàn hảo. Nhưng mỗi nốt nhạc đều có nét độc đáo riêng. Tương tự như thế, G20 hướng tới mục tiêu đưa thế giới hòa hợp với nhau trong sự đa dạng.
Năm 2023, các lĩnh vực G20 quan tâm xoay quanh tăng trưởng bao trùm, công bằng và bền vững; LiFE (Phong cách sống vì môi trường); trao quyền cho phụ nữ; phát triển cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số và hỗ trợ công nghệ trong các lĩnh vực từ y tế, nông nghiệp và giáo dục đến thương mại, lập bản đồ kỹ năng, văn hóa và du lịch; tài trợ khí hậu; kinh tế tuần hoàn; an ninh lương thực toàn cầu; an ninh năng lượng; hydro xanh; giảm nhẹ rủi ro thiên tai và khả năng chống chịu; hợp tác phát triển; đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế; và cải cách đa phương.
Mời độc giả xem thêm video:
Kéo dài tuổi thọ, trẻ lâu nhờ lối sống lành mạnh