Vì sao Hà Nội chưa nên phát triển buýt nhanh BRT trong nhiều năm tới?

17-04-2024 09:43 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, tuyến buýt nhanh BRT không phát huy được vai trò của một tuyến buýt nhanh theo đúng nghĩa vì không phù hợp với hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Trong nhiều năm nữa, Hà Nội vẫn chưa nên làm buýt nhanh BRT.

Hà Nội sẽ thay tuyến buýt nhanh bằng đường sắt đô thịHà Nội sẽ thay tuyến buýt nhanh bằng đường sắt đô thị

Theo quy hoạch chung Thủ đô đang được điều chỉnh, TP Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) hiện hữu bằng đường sắt đô thị.

Buýt nhanh nhưng không khác gì buýt thường

Thông tin tại buổi làm việc của UBND TP Hà Nội với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề giám sát thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, thành phố sẽ thay thế tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng metro.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng cho biết, thành phố đang bám sát các quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016. Theo các quy hoạch này, giai đoạn từ 2011 đến 2030 thành phố xây dựng 8 tuyến nhanh - BRT nhưng hiện nay mới làm được 1. Nhưng do mới có 1 tuyến và xây dựng làn đường ưu tiên trên cơ sở lấy 1/3 mặt cắt của trục xuyên tâm Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương có lưu lượng giao thông đông nên các đơn vị vận hành có cố gắng nhưng việc hoạt động, khai thác của tuyến đang có nhiều hạn chế.

Vì sao Hà Nội chưa nên phát triển buýt nhanh BRT trong nhiều năm tới?- Ảnh 2.

Tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.

Theo ông Tuấn, do lưu lượng giao thông đông và làn đường ưu tiên đang khai thác đúng tiêu chuẩn nên buýt nhanh hoạt động không khác gì buýt thường, vào giờ cao điểm vẫn chạy chậm như các tuyến buýt thông thường. Từ thực tế này nên trong phương án điều chỉnh quy hoạch chung về phát triển giao thông sắp tới, thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng tuyến đường sắt đô thị vừa được bổ sung chạy cùng hành trình là Kim Mã - Yên Nghĩa

Tuyến BRT số 01 Kim Mã - Yên Nghĩa được đưa vào sử dụng tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Tuyến dài hơn 14 km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe. Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm, làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng.

Là người phản đối xây dựng tuyến buýt nhanh BTR ngay từ những ngày đầu tiên, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tại ủng hộ chủ trương thay thế tuyến buýt này, dù hơi muộn. Mục đích của tuyến BRT ở Hà Nội tốt, nhưng chọn không đúng thời điểm, thiếu tầm nhìn khi triển khai. Cụ thể, tuyến đường BRT Kim Mã – Yên Nghĩa hiện nay có quá ít làn đường, phương tiện nhiều mà lại để riêng một làn cho BRT là lãng phí về không gian. Ông cho rằng việc 'khai tử' tuyến buýt này thể hiện sự cầu thị và sửa sai của Hà Nội để phát triển giao thông đô thị tốt hơn.

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, với công suất và hiệu quả như hiện nay, nếu còn tiếp tục cho BRT vận hành thì chúng ta sẽ còn phải bù lỗ nhiều. Bởi tiêu chí của BRT là 3-5 phút phải có 1 chuyến, 1 ngày phải chở được 30.000 đến 40.000 hành khách mới có hiệu quả. Trong khi, theo con số của Hà Nội thì hiện 1 ngày BRT chỉ chở được 7.000 người.

"Tại hội thảo lấy ý kiến trước khi triển khai BRT, tôi đã nêu quan điểm không nên triển khai tuyến xe BRT này bởi đường quá chật, hạ tầng chưa hợp lý, tâm lý người dân chưa mặn mà với xe buýt. Ngay thời điểm đó, tôi đã đi khảo sát và có ý kiến rằng không nên để đi giữa đường; tuyến đường có 3 làn mà BRT chiếm riêng một làn như vậy các phương tiện phải chen chúc hai làn còn lại, tuyến đường lại có quá nhiều ngã tư, điều đó sẽ gây ùn tắc giao thông. Trạm dừng đỗ thì bề thế, chiếm diện tích rộng, điểm sang hai bên chủ yếu là phải đi cắt ngang đường. Tốc độ đi không nhanh hơn các phương tiện khác, hơn nữa, lại là tuyến độc đạo, chưa có tính kết nối… nên tôi đã đề nghị chưa nên làm BRT, làm dễ bị vỡ trận", TS Nguyễn Xuân Thủy nói.

TS Thủy cũng cho rằng, thực tế đã thể hiện rõ sự gay go chỉ sau một thời gian tuyến BRT đi vào hoạt động. Giờ cao điểm còn có nhiều người đi, giờ bình thường chỉ trên dưới chục người. Khách thì quá vắng, trong khi BRT đi qua ngã tư nào thì tạo ra điểm ùn tắc ở đó. Đặc biệt là chi phí quá lớn cho hơn 14km mà mất cả hàng nghìn tỷ đồng.

Trong hàng chục năm nữa vẫn chưa nên làm BRT

"Tôi nghĩ, trong 10 – 12 năm tới chưa nên có BRT nào mới nữa mà tiếp tục phát triển và kết nối các tuyến Metro quy hoạch lại các tuyến xe buýt để phù hợp với quy luật đi lại của người dân, tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông công cộng đi đúng giờ, giá rẻ và dần dần người dân giảm bớt phương tiện cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng. Tất nhiên không thể 100% cá nhân chuyển sang đi phương tiện công cộng mà trên thế giới cũng chỉ có tỷ lệ 50- 60% đi phương tiện công cộng", TS Nguyễn Xuân Thủy nói.

Ông Thủy cho rằng, chỉ khi hạ tầng tốt lên, các tuyến đường khá lớn từ 4- 6-8 làn xe, mặt cắt đường rộng 30m nối thông nhau thì mới nên mở BRT.

ThS Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lý Giao thông Vận tải, trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, việc triển khai BRT là một chủ trương đúng, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mexico, Brazil… đã triển khai và mang lại hiệu quả rất lớn cho giao thông đô thị. Tuy nhiên, có những quốc gia thực hiện chưa thành công, như một tuyến BRT ở Thái Lan cũng phải dẹp bỏ. ThS. Tuấn cho rằng, những ví dụ đó cho thấy, BRT muốn thành công phải phù hợp với đặc điểm giao thông tại địa phương.

Theo ThS Tuấn, tuyến BRT Kim Mã – Yên Nghĩa chưa phải là một tuyến BRT đạt chuẩn; nhà quản lý có thể đưa các giải pháp theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn ngắn hạn, cần tập trung vào việc thúc đẩy khai thác làn đường dành riêng cho BRT một cách hiệu quả hơn...

TS Nguyễn Xuân Thủy đề xuất 5 giải pháp quy hoạch giao thông, hiện đại hóa hạ tầng, có thêm làn đường, cầu vượt, hầm chui, quản lý vỉa hè, lòng đường… Cần phát triển giao thông công cộng, hoạt động đúng ngày, giờ, hệ thống kết nối, cạnh tranh thắng các phương tiện cá nhân mới lập lại được trật tự giao thông; nên áp dụng giao thông thông minh, nâng cao năng lực điều hành quan lý. Đồng thời, giảm xây dựng nhà cao tầng trong thành phố; nâng cao ý thức người dân để tăng cường sử dụng giao thông công cộng.

Trước đó tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Hà Nội cũng đưa ra phương án quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và các tuyến tàu điện một ray trên địa bàn.

Theo đó, thành phố ưu tiên xem xét bổ sung ba tuyến mới, gồm tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT trong tương lai, tuyến tại đô thị Bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với khu vực Long Biên, Gia Lâm, tuyến dọc theo trục phía nam (kết nối đô thị trung tâm và các địa phương dọc trục phát triển phía nam với sân bay thứ hai khu vực phía nam).

Hà Nội cân nhắc Hà Nội cân nhắc 'Xóa sổ' xe buýt nhanh BRT để làm đường sắt đô thị

SKĐS - UBND TP Hà Nội mới đây vừa có phương án làm thêm 6 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có một tuyến sẽ thay thế buýt nhanh BRT01 Kim Mã - Hà Đông qua trục đường Lê Văn Lương.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay sáng 17/2: Nắng nóng ở Nam Bộ còn kéo dài đến giữa tháng 5 | SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn