Làn riêng cho xe buýt nhanh BRT ‘thất bại’, Hà Nội lại tính làm đường riêng cho xe đạp

06-09-2022 11:29 | Xã hội
google news

SKĐS - Làn đường riêng cho xe đạp không phải là giải pháp hạn chế ùn tắc. Trong khi bài học của làn riêng cho xe buýt nhanh BTR thất bại vẫn còn đó, việc làm làn đường riêng cho xe đạp cần cân nhắc.

Hà Nội sắp có hàng nghìn điểm cho thuê xe đạp, liệu có cạnh tranh được với xe máy?Hà Nội sắp có hàng nghìn điểm cho thuê xe đạp, liệu có cạnh tranh được với xe máy?

SKĐS - Hàng nghìn điểm cho thuê xe đạp gồm cả xe đạp điện sắp được triển khai tại Hà Nội, song chuyên gia lo lắng liệu xe đạp có cạnh tranh được với xe máy, giá thuê xe đạp có quá cao?...

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự, ùn tắc giao thông và chống ùn tắc giao thông, giai đoạn 2022- 2025.

Theo đó, kế hoạch đề ra hàng loạt giải pháp, như yêu cầu các cơ quan liên quan phải rà soát, bố trí các điểm đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình đảm bảo giao thông cho những người dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp.

Làn đường riêng cho xe đạp: Bài học đường riêng cho xe buýt BRT còn đó - Ảnh 2.

Làn đường dành riêng cho xe đạp chưa thực sự phù hợp với hạ tầng giao thông Hà Nội.

 Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh những năm qua, Hà Nội thí điểm phân làn, tách dòng phương tiện giữa ôtô, xe máy, xe thô sơ ở nhiều tuyến đường, nhưng chưa có làn đường riêng cho xe đạp.

TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải cho rằng, chủ trương phát triển xe đạp là đúng đắn nhằm hướng đến giao thông xanh, thân thiện với môi trường. Nhưng làm làn đường riêng cho xe đạp thì e là thiếu tính khả thi.

"Vấn đề mấu chốt gây nên tình trạng ùn tắc giao thông tại thủ đô là mật độ dân cư trên cơ sở hạ tầng thì đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, theo tôi, việc mở thêm làn chỉ khiến giao thông thêm rối rắm, phức tạp, chứ không mang lại hiệu quả gì đáng kể", TS Thủy nói. Ông nhắc đến thất bại của làn đường dành cho xe buýt BRT nhiều năm nay, khiến giao thông thêm ùn ứ mà lượng người đi xe buýt không đạt như kỳ vọng.

Nếu làm làn xe đạp chỉ trên vài tuyến đường thì không nhiều ý nghĩa bởi không có sự kết nối. Còn nếu làm đường riêng cho xe đạp trên tất cả các tuyến thì lấy quỹ đất ở đâu để thực hiện? Trong khi nội đô Hà Nội đã quá tải, tuyến đường nào cũng ken đặc người.

Là chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng để giảm ùn tắc, đầu tiên phải giảm mật độ dân cư trên hạ tầng. Phát triển thêm cơ sở hạ tầng đô thị, mở thêm đường, trường học, bãi đỗ xe, công viên, trung tâm thể thao... Chủ động giải tỏa mặt bằng, bố trí tái định cư đối với các khu dân cư chưa có hoặc đã quá lạc hậu về quy hoạch, đã xuống cấp, hư hỏng, quá tải về hạ tầng...

Thứ nữa là phải hạn chế phương tiện cá nhân bằng cách phát triển, mở rộng, đa dạng hóa, và cải tiến chất lượng của hệ thống giao thông công cộng, nhằm đáp ứng được ít nhất 90% nhu cầu đi lại cơ bản của người dân (đi học, đi làm, đi khám bệnh, giải quyết thủ tục hành chính, chơi thể thao ở trung tâm thể thao, mua sắm ở trung tâm thương mại...).

Muốn tìm lời giải cho bài toán giao thông ở các đô thị Việt, chúng ta phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ khiến đường phố ùn tắc, hỗn loạn. Còn nếu chỉ chăm chăm giải quyết phần ngọn sẽ chỉ thêm tốn kém, chồng chéo và thiếu hiệu quả.

Về hạ tầng giao thông, theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ hệ thống đường trên địa bàn thành phố có tổng số chiều dài là 23.591km, trong đó có 105 tuyến cao tốc, quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 1.185km; 1.002 tuyến chính ra vào thành phố, 235 tuyến đường trong các khu đô thị.

Hiện tổng số phương tiện do Công an thành phố Hà Nội đang quản lý (tính đến 14/5/2022) gồm 7,67 triệu phương tiện (trong đó có hơn 1 triệu ô tô, 6,4 triệu mô tô và hơn 179 nghìn xe máy điện; riêng số lượng xe đạp không được Sở này thống kê).

Từ tháng 3/2022, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị Hà Nội với nhận định xe đạp công cộng sẽ đem đến cho người dân một "phương tiện hiện đại, thuận tiện, thân thiện", tăng khả năng kết nối vận tải hành khách công cộng.

500 xe đạp công cộng phục vụ người dân và du khách tại TP.HCM500 xe đạp công cộng phục vụ người dân và du khách tại TP.HCM

SKĐS - Bắt đầu từ hôm nay (16/12), người dân TP.HCM và du khách có thể trải nghiệm xe đạp công cộng tại 43 vị trí trên địa bàn khu vực trung tâm TP với mức giá trải nghiệm là 10.000 đồng/giờ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 6/9: Gia đình Hải Như đổi phương án tìm người trên cạn, sẵn tinh thần cho tình huống xấu nhất | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn