Đóng góp vào Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chiều 26/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3 – Quốc hội khóa XV, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc sửa đổi Luật là cần thiết bởi liên quan rất lớn tới vấn đề sức khỏe của người dân.
Theo Chủ tịch nước, Luật cần quan tâm đến việc khám, chữa bệnh đối với trẻ em, bởi: "Theo thống kê, trẻ em Việt Nam chiếm từ 1/4 đến 1/3 dân số do đó cần chăm lo cho trẻ em hôm nay vì tương lai của đất nước ngày mai. Đối tượng này là đối tượng quan trọng, hay ốm đau, nhạy cảm, sức khỏe và tương lai của dân tộc".
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận: "Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã ban hành từ năm 2009 đến nay đã rất lạc hậu, không bắt kịp với thực tiễn và nhu cầu đời sống của người dân. Vì vậy cần phải bổ sung một số điều liên quan tới quyền trẻ em".
Lần sửa đổi Luật này cần đổi bổ sung cần đồng bộ, cụ thể hóa quyền được chăm sóc sức khỏe trẻ em trong Luật trẻ em 2016. Theo đó, đối tượng trẻ em cần được mở rộng nghĩa là người dưới 16 tuổi theo Luật trẻ em 2016 thay vì quy định dưới 6 tuổi. Trẻ em ngoài việc được ưu tiên khám trước, xét nghiệm, điều trị trước còn được bảo đảm các quyền lợi khác về vật chất và tinh thần. Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như bị tàn tật, mồ côi, người dân tộc thiểu số, trẻ em bị một số bệnh hiểm nghèo cần được quan tâm đặc biệt.
Các quy định về khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến không áp dụng đối với trẻ em. Như vậy mới tạo điều kiện với trẻ em. Trẻ em được quyền tiếp cận không giới hạn các cơ sở khám chữa bệnh và dịch vụ khám chữa bệnh.
Chủ tịch nước đề nghị không áp dụng hạn mức trần thanh toán, các dịch vụ khám, chăm sóc điều trị, áp dụng cho trẻ em theo Luật trẻ em.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Trụ cột U23 Việt Nam chấn thương cực nặng kèm nguy cơ phải nghỉ hết năm: Chuyên gia khuyên gì?