Hà Nội

Thầy giáo trẻ đánh thức ước mơ

08-02-2021 17:41 | Xã hội
google news

SKĐS - Sinh năm 1988, với các mốc thời gian và thành tích ấn tượng trong sự nghiệp "phấn trắng, bảng đen" - Ấn tượng về thầy giáo trẻ có đôi mắt sáng và lý lịch "khủng" chính là sự giản dị bất ngờ - đó là thầy giáo Cai Việt Long

Điều bất ngờ trong cuộc cuộc trò chuyện trước thềm năm mới với người viết bài này chính là thông điệp thầy thầy Cai Việt Long mang lại: “Muốn dạy học trò yêu thích môn Toán hoặc bất cứ môn học nào, trước hết hãy cùng các em hiểu rồi từ đó, năng lượng và khả năng từng học trò sẽ được đánh thức”.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi được thực hiện trong một chiều đông rực nắng, cơn lạnh của mùa đông rơi rớt lại thoảng mùi mưa xuân ẩm ướt, vài đọt chồi non trên cây hoa giấy trước thêm nhà lấp loáng như những búp lửa xanh - đẹp mắt.

Có một cơ duyên rất tình cờ khi chính thầy Long mở ra cho tôi một câu chuyện bắt đầu từ người mẹ tảo tần của thầy - người có công lớn trong việc vun đắp nhân cách của thầy, khiến cho mỗi lần đứng trên bục giảng, nhìn vào hàng chục đôi mắt học trò hướng lên bục giảng - thầy như đánh thức được cho các trò một niềm say mê thú vị trong những tiết giảng tưởng như khô cứng - môn Toán -môn học chưa bao giờ dễ dàng.

Thầy Cai Việt Long trong một giờ giảng bài trên lớp

Phóng viên: Cơ duyên nào dẫn một học sinh giỏi ôm mộng làm bác sĩ rẽ sang sự phạm để làm thầy giáo. Phải chẳng đó là ý tích được xếp thứ hai sau giấc mơ làm bác sĩ?

Thầy giáo Cai Việt Long: Tôi sinh ra trong một gia đình – dòng học có tuyền thống theo nghề giáo. Mặc dù bố là kỹ sư thủy lợi, mẹ là y tá bệnh viện, có từ niềm mơ ước của bất cứ dân giỏi “tự nhiên” (các môn Toán - Lý - Hóa) - nào đều muốn trở thành sinh viên y khoa. Cấp 2 chuyên Toán THCS Trưng Vương - cấp 3 học THPT Kim Liên với năng khiếu Vật lý vượt trội ấy thế mà duyên số đưa tôi đỗ và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và các mốc thời gian theo đuổi với mơ làm thầy giáo bắt đầu thắp lửa từ đây – năm 2010 tôi là một trong năm sinh viên Khoa Toán được vinh dự kết nạp vào Đảng khi còn ngồi trên giảng đường đại học.

Khi ra trường đại học tôi vừa giảng dạy vừa đi học nâng cao trình độ học Cao học lý luận phương pháp giảng dạy môn Toán tại trường ĐH Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phóng viên: Đọc qua bản lý lịch “khủng” của thầy, tôi nghĩ chắc con đường làm thầy giáo của thầy được coi là rực rỡ và suôn sẻ? Điều này có khi lại coi là bất lợi với người ưa thử thách như thầy?

Thầy Cai Việt Long dạy học trực tuyến cho các học sinh

Trái lại con đường trở thành giáo viên (biên chế) phải qua hai lần xôi hỏng bỏng không vì những lý do đáng tiếc lắm (cười) pải đến lần thứ 3 mới đạt để gắn bó chính thức với cấp 2 lớp “chuyên” Trường THCS Ngô Sĩ Liên – trước đó là giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam…

Phóng viên: Được gắn bó làm việc với các trường top đầu Việt Nam phải chẳng có sự áp lực không hề dễ dàng với một thầy giáo trẻ dù có hơn 10 năm kinh nghiệm?

Tôi không phân biệt học sinh trường top hay không, bất cứ lúc nào đứng trên bục giảng, cầm viên phấn trắng, với những trang giáo án mà đôi khi tôi phải mất vài đêm trắng để soạn.

Tôi luôn tìm tòi những cách giảng dạy, phương pháp giải toán những bài toán khó trở thành bài toán phù hợp với năng lực của các học sinh, tôi đôi khi loay hoay với những con số khô khan và những hình vẽ đa chiều, làm thế nào để học sinh học hình và tưởng tượng được những hình vẽ hình học không gian qua rất nhiều mô hình thực tế... Nói góc cạnh và lấp lánh như cuộc sống sinh động hàng ngày để tìm ra cách truyền đạt đơn giản nhất cho học sinh của mình, tôi luôn tìm tòi những ví dụ thực tế dễ hiểu để giải thích cho các khái niệm các định lý trong môn Toán. Điều này là quan trọng nhất: Đơn giản hóa tát cả sự học búa – Đấy mới là chân lý.

Phóng viên: Lại nói về chuyện học sinh, có kỷ niệm nào khiến thầy nhớ nhất? Với thế giới học trò được ví von như “nhất quỷ nhì ma…”

Kỉ niệm nhiều vô số kể, bởi khi tôi đứng trên bục giảng với lũ học trò đáng yêu, tôi luôn tìn thầy chính tôi ở trong bọn chúng.

Trước khi làm người lớn cũng có một tuổi thơ mà vùng tôi (cười) lại là một tuổi thơ quậy lắm. Nhưng có một kỉ niệm mà tôi luôn day dứt đó là trong lần về làm từ thiện ở huyện Bát Xát, Lào Cai, cùng đoàn giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, khi nhìn thấy các em ngồi ngay ngắn, nghiêm túc trên sân trường nhưng chân các em đều xỏ tạm bộ những đôi dép nhựa, nhìn những đôi chân trần bé bỏng không đi tất trong thời tiết giá lạnh mùa đông, cứ khiên trái tim tôi nhói lên – đến giờ nghĩ lại vẫn không quên được cảm giác đó.

Thiếu thốn trăm bề mà các em vẫn chăm chỉ đến trường, các thầy cô nơi ấy các thầy cô vẫn miệt mài đứng lớp, rất đáng trân trọng…

Phóng viên: Lại nói về sự khác biệt, phải chẳng, ở thầy có bí quyết riêng trong việc “truyền lửa” đến với học trò trong mỗi giờ lên lớp?

Với tôi, điều đầu tiên phải hiểu rõ nội dung mình đang dạy: Nội dung dạy đơn vị kiến thức bài tập được giáo viên chọn phù hợp với từng học sinh. Riêng với học sinh năng khiếu, đòi hỏi mực độ bài tập, vận dụng độ khó cao cần đưa sự “tìm tòi” riêng cho học sinh trên con đường tìm và lời giải. Tóm lại phải có sự liên hệ thực tiễn, ứng dụng vào cuốc sống thật dễ hiểu dễ nhớ.

Phóng viên: Sau 1 năm đầy thành công và “cơn mưa” giải thưởng cho thầy trò, thầy ước mong và có kế hoạch gì cho năm nay?

Năm 2020 đã đi qua một cách đầy biến động, khó quên với đại dịch COVID-19 diễn biến trên toàn cầu nhưng chúng ta đã không bó tay, không lùi bước - trong nguy có cơ, chính từ đây giáo dục Việt Nam đã phát triển rất mạnh việc học trực tuyến, học sinh quen dần với việc tự học, mội trong những kĩ năng còn thiếu ở đại đa số.

Tôi mong mỏi năm nay, đại dịch được đẩy lùi, và mong hơn nữa những học sinh thân yêu của mình biết đón nhận chủ động những giờ học đầy hứng thú từ môn toán và các môn khoa học khác. Riêng cá nhân tôi, sẽ tiếp tục truyền lửa cho học sinh mình, mong ngọn đuốc ấy sẽ mãi sáng, tiếp tục những bậc thang của tri thức…

Phóng viên: Cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện này!


Hoàng Hiếu (thực hiện)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn