Tăng huyết áp - Cách thức triển khai giảm thiểu tử vong và biến chứng

17-05-2024 08:16 | Y học 360

Theo báo cáo năm 2019 về các gánh nặng y tế toàn cầu ở 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng huyết áp chính là yếu tố nguy cơ gây tử vong và tàn phế cao thuộc top đầu.

Trên Thế giới cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 3 người mắc bệnh Tăng huyết áp, tỷ lệ này tại Việt Nam vào năm 2021 là khoảng 28,3%. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh rất lớn và tăng huyết áp gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận…. là nguyên nhân gây tử vong thuộc top đầu trên toàn Thế giới nhưng số lượng người biết về bệnh lại không cao (khoảng 50%), tỷ lệ người được điều trị và điều trị đạt hiệu quả vể các chỉ số đích lại càng thấp (khoảng 10%). Tăng huyết áp còn được ví như kẻ giết người thầm lặng.

Khó khăn trong điều trị Tăng huyết áp tại Việt Nam

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, phải điều trị với thuốc lâu dài, thế nhưng có rất nhiều bệnh nhân lại bỏ thuốc sau 1 năm điều trị. Mỗi người bệnh lại có những đặc điểm khác nhau do đó chế độ ăn uống, tập luyện và thuốc uống cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người bệnh còn dùng chung đơn thuốc với người khác, chủ quan không đi khám bệnh. Cũng có những bệnh nhân dùng thuốc Đông y trôi nổi, không rõ nguồn gốc hoặc tự chế. Hay tình trạng dùng một đơn kéo dài, và vô số trường hợp chủ quan cho rằng: người khoẻ mạnh bình thường không cần kiểm tra huyết áp, không cần theo dõi huyết áp thường xuyên….

Những nguyên nhân nói trên đã gây rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện, điều trị bệnh Tăng huyết áp. Và đó chính là hồi chuông báo động đỏ cho sức khoẻ của người dân ở nước ra hiện nay.

Trong buổi lễ phát động chiến dịch BISS – Tháng 5 kiểm soát huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, BS.CK.II. Nguyễn Thị Thuý Hằng – Giám đốc bệnh viện trong phần chia sẻ cũng đã nhận định "có nhiều khó khăn, một trong số đó là người bệnh chưa ý thức được việc quản lý bệnh của bản thân, nên việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời và duy trì điều trị tỉ lệ chưa cao. Bệnh nhân khi đến các cơ sở y tế thường ở giai đoạn muộn hoặc đã có các biến chứng"

Tăng huyết áp - Cách thức triển khai giảm thiểu tử vong và biến chứng- Ảnh 1.

BS.CKII.Nguyễn Thị Thuý Hằng – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất chia sẻ về những khó khăn trong điều trị Tăng huyết áp tại Việt Nam

Giải pháp – cách thức triển khai giảm thiểu tình trạng tử vong và tàn phế do Tăng huyết áp gây ra tại Việt Nam

Để giảm thiểu tình trạng tử vong và tàn phế do Tăng huyết áp gây ra, bên cạnh nâng cao năng lực chẩn đoán điều trị bệnh của đội ngũ y bác sĩ, bệnh viện trang bị đầy đủ các thuốc chất lượng đảm bảo hiệu quả, an toàn thì việc tăng nhận thức về bệnh cho người dân, bệnh nhân là rất quan trọng.

Từ năm 2018, dự án Ngày Đầu Tiên – sáng kiến của Công ty Servier đã phối hợp cùng Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam triển khai chiến dịch thường niên với tên gọi BISS – Because I Say So nhằm giúp người dân và bệnh nhân tăng huyết áp Việt Nam cải thiện nhận thức về bệnh lý tăng huyết áp. BISS là chiến dịch tầm soát Tăng huyết áp định kỳ cũng như tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục trên đa kênh, từ facebook, youtube, website và tại nhiều bệnh viện, nhà thuốc trên cả nước.

Tăng huyết áp - Cách thức triển khai giảm thiểu tử vong và biến chứng- Ảnh 2.

Tháng kiểm soát huyết áp toàn diện "Tháng 5 đo huyết áp" tại Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất với nhiều chương trình tư vấn và đo huyết áp miễn phí toàn diện

BISS 2024 - Tháng 5 kiểm soát huyết áp sẽ diễn ra từ 3/5-16/6/2024 thông qua các hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Với thông điệp rõ ràng, lan toả mạnh mẽ "Huyết áp trên 140/90 - Đừng "lười" hỏi bác sĩ", chương trình đặt mục tiêu: tăng cường nhận thức về việc theo dõi huyết áp cho bản thân mỗi người dân – người dân cần tích cực, chủ động kiểm tra, theo dõi huyết áp và chia sẻ với bác sĩ về chỉ số huyết áp của mình trong mỗi lần thăm khám, đặc biệt khi huyết áp trên 140/90mmHg.

Bác sĩ. CKII . Nguyễn Thị Thuý Hằng – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất cũng chia sẻ "Công tác truyền thông phải đi trước, đặc biệt là những y bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài việc tư vấn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân theo nhóm, tư vấn trên CLB Tăng huyết áp, tư vấn ngay lúc khám sàng lọc và điều trị thì Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch thất còn có sáng kiến chuyển các bài viết về bệnh lý Tăng huyết áp cho các cơ quan truyền thanh của huyện, nội dung bài đã được chuyển tải đến người dân qua các khung giờ vàng. Điều này đã được người dân hưởng ứng rất tốt. Chúng tôi hy vọng sẽ từng bước giảm thiểu được tình trạng cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh Tăng huyết áp đối với người bệnh trên địa bàn huyện Thạch Thất nói riêng và trên cả nước nói chung".

BISS 2024 – "Huyết áp trên 140/90 – đừng "lười" hỏi bác sĩ"

Chiến dịch BISS 2024 sẽ diễn ra với nhiều chương trình tư vấn, đo huyết áp miễn phí toàn diện, tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân tăng huyết áp tại 6 bệnh viện khu vực Hà nội: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Đa khoa Mê Linh, Trung tâm y tế Sóc Sơn, Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Tăng huyết áp - Cách thức triển khai giảm thiểu tử vong và biến chứng- Ảnh 3.

Chiến dịch BISS 2024 – Tháng 5 kiểm soát huyết áp – được phát động tại Bệnh viên Đa khoa Thạch thất

Chiến dịch BISS 2024 cũng được triển khai tại 100 bệnh viện trên toàn quốc và tất cả các nhà thuốc thuộc chuỗi Pharmacity từ 03/055 – 16/6/2024 với mô hình góc đo và tư vấn miễn phí cho người khám.

Hy vọng rằng, từng bước nhỏ, từng nỗ lực, Việt Nam sẽ cùng các nước trên Thế giới giảm bớt được gánh nặng y tế khổng lồ và nguy cơ gây tử vong – tàn phế số 1 này cho người dân.

Người dân có thể tìm hiểu về bệnh lý Tăng huyết áp thông qua website.

PV


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn