Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên

26-06-2023 14:59 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Tịnh Đế Liên là đóa hai hoa sen nở trên cùng một cuống, được xem là loài sen quý hiếm, đứng đầu về sự thanh tao thuần khiết, xưa kia loài hoa này dành tiến vua nên có tên "Tịnh Đế".

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 1.

Nhắc đến quốc hoa, người ta nghĩ ngay đến hoa sen, loài hoa tượng trưng cho sự thanh tao, tinh khiết và cốt cách cao đẹp của người Việt Nam. Nhưng không nhiều người biết được trong các biến dị của hoa sen, có một loài được gọi tên Tịnh Đế Liên (sen Tịnh Đế) với hình dáng hết sức đặc biệt bởi hai bông hoa cùng chung một cuống.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 2.

Dáng vẻ độc, lạ của sen Tịnh Đế.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 3.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 4.

Ngoài dáng vẻ độc đáo, sen Tịnh Đế cũng đượm hương hơn hoa sen thông thường, khi dùng để ướp trà mùi hương giữ được lâu. Vì vậy hương sen Tịnh Đế luôn có sức quyến rũ mê hoặc lòng người bằng thứ cảm giác êm dịu, thanh mát nên loài hoa này được nhiều người săn lùng để đi lễ chùa, cắm ban thờ cho thơm, hoặc trang trí trong nhà.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 5.

Được biết, sen Tinh Đế ngày xưa ở Đồng Tháp Mười rất nhiều, đi vào câu ca dao: "Bao giờ cho được thành đôi/ Như sen Tịnh Đế một chồi hai bông". Ngoài ra, khu vực huyện Thuận Thành và Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh cũng được cho là nơi có thể tìm thấy sen Tịnh Đế, tuy nhiên cũng có người cho rằng giống sen này có nguồn gốc từ sen Tây Hồ.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 6.

Những ngày này, sen đang vào mùa nở rộ. Tại Hà Nội, các loại sen Bách Diệp, sen Quan Âm, sen Bạch Liên, sen Huyết đỏ, sen hồng,... được bán với giá từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng/10 bông (tùy loại). "Với những người sành chơi sen, họ hy vọng được gặp và sở hữu bông sen Tịnh Đế dù giá có cao gấp chục lần so với các loại sen thông thường. Hiện trên thị trường giá bán sen Tịnh Đế giá dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/cặp mà vẫn phải chờ đợi và có “duyên” mới mua được - anh Phạm Thế Duyệt, chủ đầm sen sở hữu bông sen Tịnh Đế (xã Nghiêm Xuân, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) cho biết.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 7.

Anh Duyệt cho biết thêm, sen Tịnh Đế không phải mùa nào, hồ nào cũng có, thậm chí có những hồ sen hàng chục năm cũng không có, nhưng có những hồ một năm có được vài cặp hoa. Mỗi khi sen Tịnh Đế xuất hiện được coi là hiện tượng đặc biệt, hiếm gặp, báo hiệu may mắn cho người trồng sen. "May mắn trên đầm sen nhà tôi năm nay cũng đã có bốn bông sen Tịnh Đế, nhưng tôi đã không bứt mà để cho những bông hoa nở và tỏa hương ngay trên đầm sen quê hương tôi. Hi vọng nó sẽ mang lại điềm lành, may mắn, thịnh vượng và sung túc tới quê hương Nghiêm Xá của tôi", anh Phạm Thế Duyệt chia sẻ.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 8.

Là người may mắn sở hữu bông sen Tinh Đế, anh Phạm Thế Duyệt cũng là chủ một xưởng ướp trà Shan tuyết (sản vật của núi rừng Tây Bắc) kết hợp với hương thơm của hoa sen bách diệp Hồ Tây.

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 9.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề ướp trà sen, anh Phạm Thế Duyệt tâm sự: "Tốt nghiệp kỹ sư nhưng sau khi ra trường tôi lại chọn nghề ướp trà, một công việc khác hẳn chuyên môn được đào tạo. Tình cờ một lần lên Hà Giang được chứng kiến và thưởng thức trà Shan tuyết cổ thụ khiến tôi mê mẩn. Chính tình yêu vị trà Shan tuyết cổ thụ đã thôi thúc tôi quyết tâm đưa sản vật núi rừng Tây Bắc xuống núi kết hợp với sen Bách diệp Hồ Tây được trồng ở Thường Tín quê hương anh để làm trà".

Quý hiếm đóa sen sinh đôi mang tên Tịnh Đế Liên - Ảnh 10.

Đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sen Tịnh Đế là một loài riêng biệt. Chỉ có thể tạm kết luận rằng đây là một hiện tượng dị biến trên hoa sen, vì có thể tìm thấy loại sen này ở nhiều nơi khác nhau và trên các loài sen ta, sen trăm cánh, sen trắng đều có.

Anh Phạm Thế Duyệt chia sẻ về nghề ướp trà sen.


Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn