SKĐS - Với những bệnh nhân đột quỵ, "thời gian là não" quả không sai khi các bác sĩ phải thần tốc chạy đua, giành giật từng giây từng phút cứu họ thoát khỏi bàn tay tử thần.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân N.T.P.N mới 22 tuổi (quê ở Hải Dương), đang nằm điều trị đột quỵ tại buồng cấp cứu 1, Khoa Đột quỵ não. Chị T. - mẹ bệnh nhân thấp thỏm đứng ngồi không yên nhưng ánh mắt sáng lên niềm hi vọng: "Con tôi được bác sĩ cứu sống rồi, hôm nay đã là ngày thứ 6 nằm ở đây, chân tay cháu đã có cử động nhẹ…".

[VIDEO] Mẹ bệnh nhân N.T.P.N nghẹn ngào chia sẻ về bệnh tình của con gái.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 2.

Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện đang cấp cứu, điều trị cho hàng chục bệnh nhân đột quỵ, trong đó có những bệnh nhân tuổi còn rất trẻ như bệnh nhân N.T.P.N. Cao điểm trong dịp Tết Nguyên đán 2024, khoa đã tiếp nhận 68 bệnh nhân đột quỵ cấp cứu và số lượng lớn bệnh nhân chuyển tuyến đến điều trị. TS.BS Nguyễn Văn Tuyến – Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ não, Phó Viện trưởng Viện Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: "Chưa năm nào, bệnh nhân đột quỵ tăng đột biến như năm nay".

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 3.

Thống kê trung bình mỗi năm Khoa Đột quỵ não điều trị cho khoảng 3.100 đến 3.200 trường hợp đột quỵ. Lượng bệnh nhân ngày càng tăng tạo áp lực lớn cho đội ngũ 34 nhân viên y tế tại đây.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 4.
Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 5.

Tuy nhiên với tinh thần tất cả vì sự sống cho người bệnh, các bác sĩ, điều dưỡng thậm chí phải rút ngắn thời gian nghỉ Tết, gác lại niềm riêng để túc trực bên bệnh nhân. TS.BS Nguyễn Văn Tuyến cho hay, khoa đã thành lập các team cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não đa chuyên khoa từ cấp cứu, can thiệp mạch, phẫu thuật thần kinh, hồi sức thần kinh… nhằm tận dụng "giờ vàng" cấp cứu người đột quỵ.

[VIDEO] Gắn bó với chuyên ngành đột quỵ từ năm 2006, đến nay đã gần 20 năm, TS.BS Nguyễn Văn Tuyến từng chứng kiến bao niềm vui khi cứu được bệnh nhân, nhưng cũng có cả nỗi buồn, thất vọng khi phải nhìn bệnh nhân nặng ra đi, cả những lo lắng trước bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi dù bảo toàn tính mạng nhưng họ lại phải gánh chịu di chứng mà căn bệnh này để lại. Đó là điều ông và các cộng sự của mình vô cùng trăn trở.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 6.

“Thời gian là não, áp lực chạy đua thời gian với các bác sĩ là từng giờ, từng phút. Chúng tôi phải khẩn trương trong việc chẩn đoán và đưa ra mệnh lệnh điều trị phù hợp nhất để cứu sống bệnh nhân một cách nhanh nhất. Bởi lẽ chỉ cần chậm lại một nhịp là người bệnh có thể mất đi tính mạng…” - TS. Nguyễn Quang Lĩnh – Khoa Đột quỵ não chia sẻ.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 7.

Với bác sĩ trực chính, 24 tiếng gần như không ngủ, điện thoại lúc nào cũng ở chế độ bật cảnh báo cao nhất sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, hỗ trợ đồng nghiệp tuyến dưới. Bàn chân vội vã, thoăn thoắt rảo bước khắp các buồng bệnh đến bên người bệnh không có lúc nào ngơi nghỉ, chùn bước.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 8.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 9.

Với những bệnh nhân đột quỵ, "thời gian là não" quả không sai khi các bác sĩ phải thần tốc chạy đua, giành giật từng giây từng phút cứu họ thoát khỏi bàn tay tử thần.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 10.
Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 11.

Áp lực có nhưng với bác sĩ cấp cứu đột quỵ họ không cho phép bản thân được chán nản, mệt mỏi vì với họ, điều đó sẽ làm chậm quá trình cấp cứu bệnh nhân, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. "Mỗi khi cứu thành công một ca bệnh thì đó chính là động lực giúp chúng tôi vững tin hơn và cảm thấy yêu nghề hơn, tự hào và gắn bó với nghề lâu hơn…" – BS. Lĩnh tâm sự.

[VIDEO] TS.BS. Nguyễn Quang Lĩnh trò chuyện cùng phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 12.

Đồng hành với bệnh nhân đột quỵ trong suốt quá trình điều trị không thể không nhắc đến vai trò của những người điều dưỡng. Bên cạnh những ca bệnh thành công là do người thầy thuốc giỏi, không thể thiếu vắng người điều dưỡng chăm sóc.

Ở nơi 'thời gian là não'...- Ảnh 13.

Điều dưỡng trưởng Khoa Đột quỵ não Tạ Văn Tuấn chia sẻ, bệnh nhân đột quỵ thường có nhiều khiếm khuyết về vận động, nhận thức, không tự chăm sóc được, có các rối loạn chức năng, rối loạn nuốt… nên các điều dưỡng phải chăm sóc toàn diện như người thân của mình vậy. Có người bệnh phải điều trị chăm sóc ròng rã nhiều tuần, túc trực ngày đêm nhưng chỉ cần thấy người bệnh có cử động nhẹ, có tiến triển sức khỏe tốt hơn thì bao mệt mỏi tan biến hết.

[VIDEO] “Xúc động nhất là khi bệnh nhân từ chỗ khó cử động, yếu liệt chân tay đã vượt qua bệnh tật, trở về học tập, đi lại, sinh hoạt bình thường, tự tay nắn nót viết những dòng thơ ngay ngắn tặng bác sĩ… Tôi và cả những anh em trong khoa nếu cho chọn lại thì chúng tôi vẫn chọn nghề y và công tác ở Khoa Đột quỵ….” – điều dưỡng Tuấn bộc bạch.

Người đột quỵ nên làm điều này để tránh tái phátNgười đột quỵ nên làm điều này để tránh tái phát

SKĐS - Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát. Vì vậy, để giảm tỷ lệ đó, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân quay trở lại với lối sống bình thường như trước khi bị đột quỵ não. Người bệnh nên hoạt động thể chất, tình dục và quay trở lại làm việc nếu có thể.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn