Hà Nội

Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện

15-10-2023 17:28 | Xã hội
google news

SKĐS - Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Đáng lo ngại, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành tăng 18 lần (từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020).

Ngày 15/10, Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT Nghệ An, Báo Tiền Phong tổ chức Chương trình truyền thông "Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện".

Thuốc lá, thuốc lá điện tử, chất gây nghiện mới đã và đang từng bước thâm nhập vào môi trường học đường ở cả ba cấp học từ tiểu học, THCS đến THPT và giới trẻ. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2019 có 2,57% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử. Trong đó học sinh thành thị chiếm 3,7%, học sinh bậc THCS là 2,15% và bậc THPT chiếm 3,1%.

Thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới: Nếu chủ quan, việc phòng chống thuốc lá sẽ về con số 0 - Ảnh 1.

Hơn 1.500 học sinh, cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện Nghi Lộc, TP Vinh tham gia "Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện".

Các chuyên gia y tế cảnh báo, điểm chung của các ca ngộ độc ma túy thế hệ mới (có trong thuốc lá điện tử) là tình trạng rất nặng với những biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, không kiểm soát được hành vi, tổn thương não và nhiều cơ quan khác.

Đáng chú ý, các mẫu xét nghiệm ma túy có trong thuốc lá điện tử trước đây thường chỉ phát hiện một chất chứ không trộn tới ba đến bốn chất như gần đây. Khi thuốc lá điện tử phối trộn thêm các chất lạ, chất kích thích, ma túy thì không thể lường trước được hậu quả và có thể dẫn tới những hệ lụy đau lòng, trong khi đối tượng sử dụng hầu hết là người trẻ, học sinh…

Thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới: Nếu chủ quan, việc phòng chống thuốc lá sẽ về con số 0 - Ảnh 4.

Các bác sĩ, công an và học sinh cùng tham gia chia sẻ để tìm ra giải pháp ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá ở giới trẻ.

Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá truyền thống trong học sinh từ 13-15 tuổi tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc trong nhóm tuổi từ 13 đến 15 tuổi giảm từ 2,5% (năm 2014) xuống 1,9% (năm 2022).

Còn Điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh tại Việt Nam là 2,6%; năm 2022 tỉ lệ này là 3,5%. Có thể thấy có thể thấy chỉ sau 3 năm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã gia tăng một cách đáng kể và đang gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của các em học sinh.

Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong nhấn mạnh: "Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta chủ quan, không phòng ngừa, cảnh báo trước về tác hại của thuốc lá điện tử, chất gây nghiện mới thì công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá sẽ rất khó khăn...".

Thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới: Nếu chủ quan, việc phòng chống thuốc lá sẽ về con số 0 - Ảnh 5.

Ban tổ chức tặng 20 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh.

Chương trình truyền thông "Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện" nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp trong công tác tuyên truyền triển khai tại cơ sở, góp phần quan trọng giảm thiểu gánh nặng bệnh tật của thuốc lá, thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện mới gây ra cũng như đưa Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá vào cuộc sống. Chương trình hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh Nghệ An là địa điểm đến "không khói thuốc lá".

Thuốc lá điện tử, nung nóng độc hại, vì sao có sức hút lớn với giới trẻ Việt Nam?Thuốc lá điện tử, nung nóng độc hại, vì sao có sức hút lớn với giới trẻ Việt Nam?

SKĐS - Thuốc lá điện tử được thiết kế kiểu dáng giống đồ dùng như bút, thỏi son, hộp sữa, đồ chơi, có nhiều tính năng phát sáng, nghe nhạc, giá sản phẩm đa dạng, dễ tiếp cận… hương vị hấp dẫn, tạo trào lưu và phong cách hướng đến giới trẻ, trong khi bằng chứng khoa học cho thấy thuốc lá điện tử có chứa thành phần độc hại.


Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn