Giám thị yêu cầu cởi quần áo để tìm thuốc lá điện tử có thể bị xử lý thế nào?

16-04-2023 19:58 | Thời sự
google news

SKĐS - Mấy ngày qua, vụ việc giám thị ở một trường học tại TP.HCM có hành vi không phù hợp với học sinh để kiểm tra việc học sinh có mang theo thuốc lá điện tử đã khiến dư luận xôn xao về hành vi phản giáo dục trong thực thi kỷ luật của giáo viên.

Chuyên gia giáo dục chỉ cách để con tránh xa với thuốc lá điện tửChuyên gia giáo dục chỉ cách để con tránh xa với thuốc lá điện tử

SKĐS - Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên và cả học sinh tiểu học hút thuốc lá điện tử đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn bè và người xung quanh.

Cụ thể, trên nhiều diễn đàn dành cho học sinh tại Trường Phổ thông dân lập Hermann Gmeiner (Gò Vấp, TP. HCM) chia sẻ thông tin một giám thị khi kiểm tra đột xuất đã yêu cầu học sinh nam cởi đồ. Thông tin từ nhà trường, do nghi ngờ học sinh mang thuốc lá điện tử vào trường, thầy giám thị đã tự ý mời 8 nam sinh (3 học sinh lớp 10 và 5 học sinh lớp 11) mang cặp xuống phòng giám thị để kiểm tra. Thầy nhờ một học sinh trong ban thi đua đưa 8 nam sinh vào phòng trong, cởi đồ ra xem có giấu thuốc lá điện tử trong người không.

Sau khi nắm sự việc, cô Võ Thị Lan Hương, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Phổ thông dân lập Hermann Gmeiner đã tổ chức cuộc họp với bộ phận giám thị. Tại buổi họp, lãnh đạo trường yêu cầu giám thị tường trình và lập biên bản sự việc - căn cứ đưa ra hội đồng xử lý kỷ luật của trường. Trong buổi làm việc, thầy giám thị đã nhận khuyết điểm. Thầy cũng nhận thức hành vi trên gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của trường nên chủ động xin nghỉ việc.

Giám thị có vi phạm pháp luật?

Chia sẻ với báo chí, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Đoàn luật sư Việt Nam cũng khẳng định đây là một hành vi vi phạm pháp luật.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết, pháp luật Việt Nam đã có quy định rất chặt chẽ về quyền tự do riêng tư, quyền tài sản của công dân. Học sinh có quyền từ chối giáo viên khám xét cặp, thân thể, nếu cảm thấy hành vi này xâm phạm đến thân thể. "Việc khám xét, đặc biệt là với trẻ em thì chỉ có cơ quan chức năng mới có quyền khám xét.

Giám thị yêu cầu cởi quần áo để tìm thuốc lá điện tử: Học sinh có quyền từ chối? - Ảnh 2.

Đoạn chia sẻ trên các diễn đàn.

Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 140 Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003, quy định việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành khi có căn cứ trong người đó hoặc chỗ ở, chỗ làm việc có chứa công cụ phạm tội ví dụ như đồ vật, tài sản phạm tội. Đối với trường hợp này, tôi cho rằng, hành vi hành xử là không đúng. Hành vi cởi quần áo có thể làm các em học sinh xấu hổ, thầy giám thị vi phạm pháp luật ở chỗ quyền bất khả xâm phạm về thân thể đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi đang phát triển, có thể gây ảnh hưởng tâm lý đối với các em học sinh".

Giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh bị xử lý như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 35 Thông tư 32/2020/BGDĐT quy định học sinh được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình.

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31 Thông tư 32/2020/BGDĐT quy định giáo viên, nhân viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, giáo viên có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học bị xử lý như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành; Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Tại Điều 155 BLHS 2015 quy định, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 đến 5 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Như vậy, giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh không những bị xử phạt hành chính, công khai xin lỗi mà trong một số trường hợp còn bị xử lý theo pháp luật hình sự.

Nhà trường cần quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng chất gây nghiện ở học sinh

TS.BS. Ngô Anh Vinh - Phó trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên cho biết, thuốc lá điện tử là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng (thường chứa nicotine), biến dung dịch này thành hơi cùng những luồng khói có hương thơm để người hút có thể hít vào phổi.

Hầu hết các mẫu thuốc lá điện tử hiện nay sử dụng ống chứa dung dịch - loại dùng một lần hoặc có thể bơm dịch vào để dùng tiếp. Tuy nhiên, một số thành phần chất ma túy cũng có thể được cho vào dưới dạng chất lỏng để tăng cảm giác của người dùng, không rõ nguồn gốc và nồng độ, vì thế, gây ra những hệ lụy khôn lường cho học sinh.

Học sinh dễ dàng sở hữu thuốc lá điện tử với đủ hình dạng có thể mang vào lớp mà không bị phát hiện. Sự "mới lạ" của thuốc lá điện tử với hương thơm hấp dẫn (kẹo, trái cây,..) cùng những lời quảng cáo: không gây hại, "văn hóa hút thuốc lành mạnh", sành điệu, thuốc lá thế hệ mới… đã đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện cái tôi của "tuổi mới lớn" và nhanh chóng xâm nhập vào trường học.

Theo TS.BS. Ngô Anh Vinh, vai trò giáo dục của nhà trường là yếu tố quan trọng để trẻ vị thành niên không bị sa đà vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội.

Nhà trường cần giáo dục học sinh nhận thức được các chất gây nghiện và các tác hại do sử dụng chất gây nghiện. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng chất gây nghiện ở học sinh: nguồn cung cấp, đối tượng sử dụng để tránh nguy cơ sử dụng rộng rãi tại trường học.

"Sự phối hợp chặt chẽ giữa bố mẹ và nhà trường cùng với sự chung tay của xã hội, tình trạng học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ sớm được loại bỏ khỏi môi trường học đường. Qua đó, xây dựng một thế hệ trẻ vị thành niên khỏe mạnh và trở thành nhân tố tương lai góp phần cho sự phát triển của xã hội, đất nước".

Xuất hiện nhiều phương thức lừa đảo "tấn công" học sinh và phụ huynhXuất hiện nhiều phương thức lừa đảo 'tấn công' học sinh và phụ huynh

SKĐS - Thời gian qua, bên cạnh các chiêu thức lừa đảo nhắm vào học sinh và phụ huynh như gọi điện cho phụ huynh nói con đang cấp cứu, con nợ tiền hàng, giả người thân đến đón con, mời học sinh hút thuốc lá điện tử... thì mới đây lại xuất hiện nhóm lạ mặt tới cổng trường tặng học sinh trà đào trân châu...


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn