Hà Nội

Những 'dị nhân' từng tuyên bố có thể 'hô mưa gọi gió'

15-04-2024 14:51 | Xã hội

SKĐS - Về các trường hợp "dị nhân" cho rằng có thể 'hô mưa gọi gió', các chuyên gia y học cho rằng những trường hợp này thường là bị hoang tưởng, tự cao.

Không cổ xúy "dị nhân" gọi mưa cho Nam BộKhông cổ xúy 'dị nhân' gọi mưa cho Nam Bộ

SKĐS - Chuyên gia khẳng định, việc gọi được mưa là hoang đường. Trên thế giới có tín ngưỡng cầu mưa thuận gió hòa nhưng không nên lợi dụng, gây hoang mang.

Những ngày vừa qua thông tin Trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ (CTCS), thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gửi Chi cục Thủy lợi TP Hồ Chí Minh về việc giới thiệu người cầu mưa giải nhiệt cho Nam Bộ gây xôn xao dư luận.

Cụ thể, TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc CTCS đã gửi văn bản giới thiệu ông Lê Minh Hoàng (Hà Nội) muốn thử nghiệm khả năng gọi mưa để giải cơn khát hạn hán cho các tỉnh Nam Bộ.

Theo Dân trí, sáng 15/4 ông Lê Minh Hoàng (SN 1967, ngụ huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã đặt xong vé máy bay, ông sẽ bay từ Hà Nội vào TPHCM với kỳ vọng sẽ "hô mưa, gọi gió", giúp bà con TPHCM thoát cảnh oi bức sau nhiều ngày nắng nóng 38 độ C.

Những 'dị nhân' từng tuyên bố có thể 'hô mưa gọi gió'- Ảnh 2.

Một số tỉnh, thành Nam Bộ đang phải hứng chịu nắng nóng gay gắt.

Về vấn đề này, TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) khẳng định đây là trò nhảm nhí, hoang đường, tung những thông tin mê tín dị đoan, cầu xin điều phi lý trái tự nhiên. Có mưa hay không hoàn toàn là do biến đổi của khí hậu, thời tiết, khi hơi nước gặp lạnh sẽ tạo ra mưa. Trên thế giới không ai có thể cầu được mưa mà bằng công nghệ, con người có thể làm mưa nhân tạo hay ngăn mưa bằng một số loại chất rất tốn tiền.

Trước đó, vào năm 2015, "dị nhân" Lê Minh Hoàng cũng từng tuyên bố có khả năng "hô mưa" cùng nhiều khả năng kỳ lạ khác.

Về trường hợp này, các chuyên gia trong lĩnh vực y học cho rằng, trường hợp người tuyên bố có khả năng "hô mưa" chắc chắn là bị hoang tưởng, tự cao. Trường hợp này bệnh nhân hưng cảm có loạn thần, cho mình là giỏi, làm được nhiều việc vĩ đại như điều khiển được vũ trụ. Bệnh nhân không nhận ra là mình bị hoang tưởng.

Những 'dị nhân' từng tuyên bố có thể 'hô mưa gọi gió'- Ảnh 3.

Các tỉnh Nam Bộ đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng.

Ngoài ra vào năm 2010 khi Hà Nội chuẩn bị các sự kiện do lo ngại thời tiết xấu, mưa to gió lớn sẽ xảy ra trong những ngày tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã từng có "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhà nghiên cứu Lý học Đông phương có thể dùng ý thức để "xua mây đuổi gió".

Về vấn đề này, các chuyên gia về khí tượng, thủy văn, việc xua mây đuổi mưa đã được các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc thực hiện từ nhiều năm trước nhưng bằng công nghệ hiện đại, tân tiến và rất tốn kém tiền bạc. Chuyện ông Tuấn Anh có thể dùng ý thức để xua đuổi mây mưa là hoàn toàn 'không có cơ sở khoa học".

Năm 2015, khi đất nước chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9 thì lại có một "dị nhân" cho rằng mình đã dùng phương pháp "khoa học thần bí" để "đuổi mưa" trong ngày mùng 2/9. Vị võ sư này là ông Lương Ngọc Huỳnh. Sau khi tuyên bố đã "đuổi mưa" nên cả ngày 1/9 nắng rất đẹp. Sau đó "dị nhân" tiếp tục tuyên bố sẽ "đuổi mưa" trong ngày 2/9 nhưng chỉ hứa sẽ cố giữ đến 4 giờ chiều, nhưng nếu cố giữ thì chiều tối sẽ mưa to.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì việc này không có cơ sở. Việc mưa trên trái đất là do vòng tuần hoàn của nước. Đây là điều cơ bản mà ai cũng biết. Nước dưới sông hồ khi nó bay hơi lên dưới ánh nắng mặt trời, ngưng đọng thành mây ở trên tầng cao của khí quyển. Khi gặp điều kiện nhất định nó sẽ tạo thành mưa.

Ở các nước có khoa học kỹ thuật tiên tiến mới có thể tác động được. Con người không thể dùng ý nghĩ chủ quan của bản thân để thay đổi được.

Xem thêm video đang được quan tâm

Dự báo Thời tiết hôm nay ngày 15/4: Miền Bắc nắng nóng gay gắt đúng dịp lễ Giỗ Tổ có nơi 37 độ.

P.Chinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn