Thiết bị cấy ghép trong não của anh theo dõi chuyển động và truyền đến bộ phận xử lý đeo bên ngoài như một chiếc balo. Những mong muốn hoạt động của người bệnh được chuyển thành mệnh lệnh, bộ xử lý gửi lại thông qua bộ cấy thứ hai để kích thích cơ bắp.
Kết quả nghiên cứu công bố ngày 24/5 trên tạp chí khoa học Nature cho thấy anh Gert-Jan Oskam vốn phải ngồi xe lăn hơn chục năm đã có thể đi lại được bình thường nhờ thiết bị cấy ghép giao diện não-cột sống này.
Giao diện não-cột sống do TS. Grégoire Courtine và các đồng nghiệp từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne nghiên cứu tạo nên nhằm hỗ trợ những người liệt cử động, đi lại được.
Oskam cho biết, anh có thể đi bộ ít nhất 100m và có thể đứng mà không cần dùng tay trong vòng vài phút. Điều này rất hữu ích với cuộc sống của anh vì nó giúp anh trở nên độc lập hơn, ít phụ thuộc vào người khác hơn.
Sau phẫu thuật cấy ghép các thiết bị, các kênh liên lạc thần kinh nhanh chóng được thiết lập, Oskam có thể bước đi trong vòng 1 ngày dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Nhờ đó, anh đã có thể tự đi lại được trong hơn 1 năm qua và làm những việc mình yêu thích.
Oskam là người đầu tiên tham gia thử nghiệm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu rất hy vọng về khả năng giúp người liệt đi lại được, người liệt tay cánh tay bàn tay có thể cử động trong tương lai. Các nhà nghiên cứu hy vọng cấy ghép giao diện não-tủy sống có thể giúp ích cho những người bị đột quỵ. Đồng thời, các nhà khoa học cũng đang tìm cách giảm kích thước của thiết bị hỗ trợ để dễ dàng hơn cho người bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu, khái niệm về cầu nối kỹ thuật số giữa não và tủy sống mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị các khiếm khuyết vận động do rối loạn thần kinh.
Mời độc giả xem thêm video:
Cha Đẻ Ngành Giải Phẫu Người Và Cuộc Cách Mạng Thay Đổi Lịch Sử Y Học Trên Thế Giới