Ngành khoa học công nghệ ghi dấu ấn lịch sử trong hành trình 65 năm

15-05-2024 11:14 | Xã hội
google news

SKĐS - Ngành khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã tạo ra dấu ấn lịch sử trong nhiều ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước, trở thành nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững đất nước.

Hà Nội lắng nghe ý kiến các nhà khoa học để phát triển Thủ đôHà Nội lắng nghe ý kiến các nhà khoa học để phát triển Thủ đô

SKĐS - Với tinh thần cầu thị và lắng nghe, lãnh đạo Thành phố Hà Nội mong muốn được đón nhận những ý kiến trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm, đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học để phát triển Thủ đô.

Doanh nghiệp gia tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ

Ngày 15/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 và Kỷ niệm 65 năm thành lập (1959- 2024). Tham dự sự kiện có Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ; Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương và địa phương.

Ngành khoa học công nghệ ghi dấu ấn lịch sử trong hành trình 65 năm- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển lãm Khoa học và Công nghệ - Con đường 65 năm đổi mới tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 15/5.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, tròn 50 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam lần thứ nhất, ngày 18/5 hằng năm đã được quy định là Ngày KH&CN Việt Nam tại Luật KH&CN năm 2013. Sau hơn 10 năm được tổ chức, Ngày KH&CN Việt Nam đã thực sự trở thành ngày hội của lực lượng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước. 

Ngành khoa học công nghệ ghi dấu ấn lịch sử trong hành trình 65 năm- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện.

Trong gần 40 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, cơ chế và chính sách quản lý hoạt động KH&CN cũng luôn được quan tâm đổi mới nhằm giải phóng tiềm năng sáng tạo, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trên cơ sở đó, KH&CN đã có những đóng góp nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao, ghi nhận, biểu dương.

Thông qua hệ thống pháp luật về KH&CN toàn diện và đồng bộ với 8 đạo luật chuyên ngành, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng về phát triển KH&CN đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo cơ sở và tiền đề cho những đổi mới và cải cách về quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN, đáp ứng các đòi hỏi của nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, đã từng bước đơn giản hóa về thủ tục thực hiện nhiệm vụ KH&CN; tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm liêm chính học thuật; chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học; tăng cường hậu kiểm; tạo môi trường học thuật tiên tiến và thí điểm chính sách trọng dụng cán bộ KH&CN.

Ngành khoa học công nghệ ghi dấu ấn lịch sử trong hành trình 65 năm- Ảnh 4.

Trong gần 40 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, cơ chế và chính sách quản lý hoạt động KH&CN cũng luôn được quan tâm.

Đầu tư cho KH&CN, nhất là đầu tư của doanh nghiệp đánh dấu sự chuyển dịch quan trọng theo hướng xã hội hoá. Trước đây chủ yếu chi từ ngân sách nhà nước thì nay tỷ trọng đã gần ngang bằng nhau (52% và 48%). Công tác quản lý nhà nước về hoạt động KH,CN&ĐMST; phát triển tiềm lực KH&CN; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã được phát triển mạnh mẽ ở các địa phương trên toàn quốc. Năm 2023, Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm, 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, giá trị gia tăng trong nông nghiệp sẽ được tích luỹ trên cơ sở gia tăng hàm lượng tri thức và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ. Giá trị gia tăng trong nông nghiệp bắt đầu từ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chuyển ra các khu thực nghiệm, khảo nghiệm và từng bước được đón nhận tại các trang trại, nông trại...

Những dấu ấn ngành KH&CN đạt được trong các lĩnh vực

Sau đây là những thành tựu KH&CN trên các lĩnh vực trong hành trình 65 năm qua:

Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần bổ sung, lý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ trong quá trình xây dựng, soạn thảo các văn kiện, nghị quyết của Đảng qua từng nhiệm kỳ đại hội.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên tập trung vào nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh. Một số lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; nhiều thành tựu KH&CN hiện đại được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, thông tin, xây dựng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; góp phần quan trọng nâng giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi nhuận cao.

Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tăng từ 26% năm 2010 lên trên 40% năm 2019. Việt Nam đã làm chủ công nghệ, chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật liệu mới với tỉ lệ nội địa hóa cao, phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp…

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhiều kết quả nghiên cứu liên quan đến công nghệ, vật liệu, giải pháp kỹ thuật mới, cơ khí, tự động hóa, chế tạo nội địa hóa thiết bị thí nghiệm, kiểm định với mức tự động hóa cao.

Trong lĩnh vực y tế, đã làm chủ được nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị như phẫu thuật nội soi, đặc biệt kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp, X-quang can thiệp... Làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng gồm thận, gan, tụy, tuỵ - thận, tim, phổi, một số kỹ thuật ghép tạng đạt trình độ ngang tầm thế giới, mở ra cơ hội sống cho hàng ngàn người bệnh và mang lại lợi ích lớn về kinh tế xã hội...

Năm 2023, Việt Nam xếp 46/132 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp. Bộ KH&CN đã xây dựng Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) và chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm 2023. Đây là công cụ đo lường năng lực và kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương, góp phần cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia và xây dựng, thực thi các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Các nhà khoa học ghi lại giai đoạn đầu tiên của vụ nổ siêu tân tinhCác nhà khoa học ghi lại giai đoạn đầu tiên của vụ nổ siêu tân tinh

SKĐS - Vụ nổ mạnh khoảng 20 triệu năm trước ở một thiên hà gần chúng ta, những nguyên tố cần thiết cho sự sống đã hoàn thiện quy trình hình thành vũ trụ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 15/5 | SKĐS


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn