Na Hang xây dựng mô hình HTX ứng dụng khoa học công nghệ

26-11-2023 20:06 | Xã hội
google news

SKĐS - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được huyện Na Hang (Tuyên Quang) triển khai có những tác động tích cực với phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang về phía Bắc 110km. Với diện tích tự nhiên là 86.353,73ha, huyện Na Hang có 11 xã, 01 thị trấn, 114 thôn, bản, tổ dân phố. Dân số có trên 10.644 hộ với 47.619 khẩu, có 12 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Tày, Kinh, Dao và các dân tộc khác.

Năm 2023, huyện Na Hang được bố trí trên 460 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn. Trong đó vốn đầu tư công là 72,8 tỷ đồng; vốn thuộc các Chương trình MTQG là 387,4 tỷ đồng. Đến ngày 6/11, đã giải ngân được trên 232 tỷ đồng, đạt 50,43% kế hoạch vốn.

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được đầu tư trên địa bàn tỉnh và huyện Na Hang đã phát huy hiệu quả. Các công trình hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, thủy lợi được ưu tiên đầu tư xây dựng, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Nhờ đó, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện giao thương trao đổi hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống.

Na Hang xây dựng mô hình HTX ứng dụng khoa học công nghệ- Ảnh 1.

Bàn giao thức ăn chăn nuôi cho các HTX theo dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 tại Na Hang.

Bên cạnh đó, các dự án xây dựng mô hình Hợp tác xã (HTX) ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị cũng được quan tâm để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế cho đồng bào. Năm 2023, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giao nhiệm vụ cho Viện Phát triển kinh tế hợp tác thực hiện một số dự án theo chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Na Hang.

Theo đó, Viện Phát triển kinh tế hợp tác phối hợp với Liên minh HTX tỉnh, UBND huyện Na Hang lựa chọn 20 hộ nghèo trên địa bàn xã Sinh Long, 01 HTX tại huyện Na Hang, 01 HTX huyện Chiêm Hóa để thực hiện dự án hỗ trợ. Tại huyện Na Hang có 2 dự án là xây dựng mô hình HTX ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị tại HTX nông nghiệp và dịch vụ Tâm Hương.

Viện Phát triển kinh tế hợp tác đã hỗ trợ 24 tấn thức ăn chăn nuôi, 7,6 tấn phân bón hữu cơ, 20 máy phun thuốc chạy xăng; tổ chức tập huấn về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà, trồng chè theo hướng hữu cơ, nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ HTX. Cùng với đó là tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây dược liệu quý và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực cho hơn 200 thành viên HTX và hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Để tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong thời gian còn lại của năm 2023, huyện Na Hang tiếp tục chủ động hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đối với những dự án còn khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo, đề xuất phương án giải quyết phù hợp.

Điện Biên: Tận dụng lợi thế, phát triển vùng trồng cây dược liệuĐiện Biên: Tận dụng lợi thế, phát triển vùng trồng cây dược liệu

SKĐS - Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều địa phương trong tỉnh Điện Biên đã tận dụng khu vực có địa hình cao, khí hậu đặc thù để trồng cây dược liệu.

Xem thêm video đang được quan tâm

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển y dược cổ truyền dược liệu ở Việt Nam | SKĐS


Đức Minh
Ý kiến của bạn