Nâng cao tiêu chuẩn đối với nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản

29-05-2024 10:10 | Y tế

SKĐS - Nhân viên y tế thôn bản ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Trước đây đội ngũ này chỉ sơ cứu ban đầu, hiện nay đội ngũ này còn có chức năng phát hiện nguy cơ, chăm sóc dinh dưỡng, tư vấn sức khỏe bà mẹ trẻ em...

Phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản như thế nào?Phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản như thế nào?

SKĐS - Mặc dù hoạt động theo chế độ không chuyên trách nhưng nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản không được hưởng phụ cấp khoán hàng tháng mà chỉ được nhận hỗ trợ hàng tháng.

Bổ sung chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản

Sáng 29/5, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phổ biến triển khai thực hiện Thông tư số 27/2023/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), cô đỡ thôn bản (CĐTB) và vận động chính sách cho NVYTTB và CĐTB.

Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, mạng lưới y tế thôn bản ở Việt Nam có từ rất sớm và đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân khu vực dân tộc thiểu số và miền núi. Từ những CĐTB đầu tiên năm 1992 đến nay, hiện có trên 1500 CĐTB đang hoạt động. Lịch sử chưa bao CĐTB bản gây ra tai biến nào cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Nâng cao tiêu chuẩn đối với nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản- Ảnh 2.

Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe, Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

"Với NVYTTB, ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Trước đây đội ngũ này chỉ sơ cứu ban đầu, hiện nay đội ngũ này còn có chức năng phát hiện nguy cơ, chăm sóc dinh dưỡng, tư vấn sức khỏe bà mẹ trẻ em. Đội ngũ này thể hiện vai trò rất quan trọng, thể hiện đặc biệt trong đại dịch COVID -19", ông Đinh Anh Tuấn nói.

Sau khi Thông tư 07/2013/TT-BYT ra đời, CĐTB được công nhận là một loại hình NVYTTB. Đến nay, Thông tư 07/2013/TT-BYT cần có những chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện hiện tại, phù hợp với Luật Khám chữa bệnh hiện hành. Tại Luật Khám chữa bệnh năm 2009 không có nội dung khám chữa bệnh tại nhà trong các hình thức chữa bệnh. Nhưng Luật Khám chữa bệnh năm 2023 đã đưa hình thức khám chữa bệnh tại nhà vào trong các hình thức khám chữa bệnh. CĐTB được phép làm các kỹ thuật như đỡ đẻ, khám thai, chăm sóc sau sinh tại nhà…

Đây là lý do Bộ Y tế chủ trì xây dựng Thông tư 27/2023/TT-BYT thay thế Thông tư 07/2013/TT-BYT trước đây. Bộ Y tế đã lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương để xây dựng nội dung cho phù hợp với thực tiễn và Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Hội thảo này nhằm thảo luận áp dụng Thông tư tại địa phương như thế nào, từ đó củng cố phát triển đội ngũ CĐTB như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Nâng cao tiêu chuẩn đối với nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản- Ảnh 3.

Hội thảo phổ biến triển khai thực hiện Thông tư số 27/2023/TT-BYT

Thông tư 27 có 11 điều, quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám chữa bệnh với NVYTTB, CĐTB, nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho NVYTTB và CĐTB. Ngoài ra có các điều quy định về Tổ chức thực hiện; Hiệu lực thi hành; Điều khoản tham chiếu; Điều khoản chuyển tiếp; Trách nhiệm thi hành.

Thông tư có 5 phụ lục kèm theo gồm 50 danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với NVYTTB; 76 danh mục chuyên môn khám chữa bệnh đối với CĐTB; 20 nội dung chuyên môn nghiệp vụ đối với NVYTTB; 20 nội dung chuyên môn nghiệp vụ về nội dung đào tạo chuyên môn đối với CĐTB và 9 nội dung về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ NVYTTB kiêm nhiệm CĐTB.

Nhân viên y tế thôn bản phải có trình độ về y khoa trung cấp trở lên

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em cho biết, NVYTTB phải hoàn thành chương trình và được cấp chứng chỉ theo nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu 3 tháng, có trình độ chuyên môn về y từ trung cấp trở lên (quy định cũ là từ sơ cấp trở lên) và tự nguyện tham gia làm NVYTTB.

Đối với CĐTB, hoàn thành chương trình được cấp chứng chỉ theo nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quy định thời gian đào tạo tối thiểu 6 tháng, có trình độ chuyên môn về y từ trung cấp trở lên.

NVYTTB hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn bản. CĐTB hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn bản.

Nâng cao tiêu chuẩn đối với nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản- Ảnh 4.

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe, Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế.

Ông Trần Đăng Khoa cho biết, phạm vi hoạt động khám chữa bệnh tại Thông tư 27 này có điểm mới. Nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản khám chữa bệnh không cần chứng chỉ hành nghề. Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động tại y tế thôn bản, tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, khám chữa bệnh tại thôn bản theo danh mục kỹ thuật được quy định.

Về kinh phí hỗ trợ đội ngũ này, các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền của tỉnh, thành phỗ trực thuộc Trung ương quyết định các nguồn kinh phí hợp pháp và mức hỗ trợ hằng tháng theo các quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cho NVYTTB, CĐTB

Đội ngũ NVYTTB, CĐTB đang làm việc trước ngày Thông tư 27 có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám, chữa bệnh tại Thông tư này.

BS Nguyễn Thị Khánh Hiệp, Sở Y tế Thái Nguyên góp ý kiến về việc chi trả phụ cấp cho NVYTTB, CĐTB Hiện địa phương đã thực hiện việc này với mức phụ cấp từ 0,2 đến 0,5. Tuy nhiên kinh phí đào tạo nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản hiện rất khó khăn với 5,4 triệu đồng với đào tạo 3 tháng và hơn 10 triệu đồng với đào tạo 6 tháng. Hiện địa phương có 200 xóm không có nhân viên y tế thôn bản. Do vậy địa phương rất mong được tháo gỡ vướng mắc để đầu tư phát triển đội ngũ này.

Tại hội thảo, đại diện các tỉnh, thành có đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản đã cùng thảo luận các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 27/2023/TT-BYT để tạo điều kiện tốt nhất phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ này, phục vụ phát triển y tế cơ sở vững mạnh.

Từ năm 1992, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức đào tạo thí điểm cô đỡ thôn bản tại Lâm Đồng và Ninh Thuận với 37 học viên đầu tiên thuộc các dân tộc Nùng, Mơ Nông, Tày, Khơ me, S'tiêng. Giai đoạn 1999-2001 đã có 4 khóa đào tạo cho huyện Bù Đăng và Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) với tổng số học viên là 113 người.

Từ những thành công bước đầu, Bệnh viện Từ Dũ đã phát triển thành "Chương trình đào tạo 500 cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số". Các học viên là những phụ nữ dân tộc có trình độ học vấn thấp, có những người mới chỉ đọc, viết được tiếng Kinh, được bệnh viện phối hợp với Hội Phụ nữ và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản các tỉnh chọn lọc ở các thôn bản.

Chương trình đã đào tạo được tổng số 720 CĐTB. Sau khi kết thúc đào tạo, các cô đỡ đều quay lại cộng đồng và được bệnh viện hỗ trợ về vật chất, khuyến khích bằng kinh phí dựa trên các kết quả cung cấp dịch vụ cho phụ nữ và người dân trong cộng đồng của họ.

Y tế thôn bản Y tế thôn bản 'cánh tay nối dài' của ngành y tế với người dân

SKĐS - Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở; đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại các xã miền núi của tỉnh Nghệ An. Tuy khó khăn vất vả nhưng họ luôn nhiệt huyết, yêu nghề, băng rừng vượt suối đem sức khoẻ đến với người dân.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 29/5.


Tô Hội
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn