Hà Nội

Nhiệm vụ cao cả của cô đỡ thôn, bản đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại vùng núi

24-09-2023 15:32 | Y tế
google news

SKĐS - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản.

Trợ giúp đắc lực của bà mẹ, trẻ em tại thôn, bản

tuyên truyền nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, hướng dẫn cách cho trẻ bú và ăn bổ sung hợp lý và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Dự thảo nêu rõ, tiêu chuẩn của cô đỡ thôn, bản như sau: Về trình độ chuyên môn, đào tạo, nhân viên y tế thôn, bản cần hoàn thành (có chứng chỉ hoặc chứng nhận) chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế quy định; tự nguyện tham gia làm cô đỡ thôn, bản; có đủ sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Theo dự thảo, cô đỡ thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em và chuyên môn y tế khác có nhiệm vụ: Tuyên truyền, hướng dẫn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván khi mang thai, đến cơ sở y tế để sinh đẻ và tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cho trẻ em trong độ tuổi.

Nhiệm vụ, trọng trách cao cả của cô đỡ thôn, bản đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại vùng núi - Ảnh 1.

Cô đỡ thôn bản Lý Minh Thương, ở bản Ma Ly Pho, xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu miệt mài làm nhiệm vụ vì sức khỏe dân bản. Ảnh: TXVN

Bên cạnh đó, tuyên truyền các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai phải đến ngay cơ sở y tế; tuyên truyền nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, hướng dẫn cách cho trẻ bú và ăn bổ sung hợp lý và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Cô đỡ thôn, bản tham gia công tác dân số và thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản; quản lý và sử dụng hiệu quả Túi dụng cụ cô đỡ thôn, bản.

Cô đỡ thôn, bản cũng tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ; hướng dẫn sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử; thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.

Cánh tay nối dài của ngành y tế

Bên cạnh đó, cô đỡ thôn, bản thực hiện nhiệm vụ tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi sau: Quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp thai có nguy cơ cao, xử trí ban đầu và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời; khám thai, phát hiện thai nghén sớm; Lập phiếu theo dõi thai sản, vận động các phụ nữ mang thai đi khám thai ít nhất 4 lần/thai kỳ và đến đẻ tại cơ sở y tế; cung cấp các sản phẩm vi chất sắt và a xit folic hoặc sản phẩm đa vi chất theo hướng dẫn của Trạm y tế xã; xử trí ban đầu các tai biến trong trường hợp đẻ ngoài cơ sở y tế và hỗ trợ chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời.

Cô đỡ thôn, bản xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; đỡ đẻ thường ngôi chỏm cho phụ nữ có thai khi chuyển dạ không thể đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và thai nhi trong chuyển dạ, xử trí ban đầu, thông báo Trạm y tế xã hỗ trợ hoặc huy động người nhà và cộng đồng chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế kịp thời. Hộ tống bà mẹ đang chuyển dạ đến cơ sở y tế.

Nhiệm vụ, trọng trách cao cả của cô đỡ thôn, bản đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại vùng núi - Ảnh 2.

Cô đỡ thôn bản Khoàng Thị Ðem, bản Nà Cang, xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ) tư vấn, khám sức khỏe cho thai phụ tại nhà. Ảnh: Anh Nguyễn.

Cô đỡ thôn, bản khám và xử trí, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ tại nhà: Đối với bà mẹ, cô đỡ thôn, bản quan sát toàn thân và trạng thái tinh thần; đo mạch, thân nhiệt, huyết áp; khám vú và hỗ trợ bà mẹ xử trí tụt núm vú, cương đau vú, tắc tia sữa, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cho con bú; khám nắn bụng, kiểm tra co hồi tử cung; kiểm tra tầng sinh môn, sản dịch; phát hiện các dấu hiệu bất thường của bà mẹ và chuyển đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Đối với trẻ sơ sinh, cô đỡ thôn, bản cân trẻ, theo dõi sự phát triển của trẻ; tình trạng bú sữa mẹ hoàn toàn; khám đánh giá tình trạng toàn thân: mạch, tần số thở, tiếng thở của trẻ; phát hiện các bất thường hoặc dị tật bẩm sinh về thính giác, thị giác, tiết niệu, không có hậu môn; khám da, vệ sinh thân thể và chăm sóc da cho trẻ; khám rốn và chăm sóc rốn; phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của trẻ và chuyển đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Cô đỡ thôn, bản hướng dẫn, tư vấn vệ sinh phụ nữ, các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; hướng dẫn, tư vấn thực hiện kế hoạch hóa gia đình; cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.

Các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với cô đỡ thôn, bản được đề xuất gồm 15 nội dung: Đại cương giải phẫu - sinh lý sinh dục nữ; vai trò, nhiệm vụ của cô đỡ thôn, bản trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; kiểm soát nhiễm khuẩn trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng; dinh dưỡng và vệ sinh phòng bệnh trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chăm sóc thai nghén; chăm sóc chuyển dạ; chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh sau đẻ trong 6 tuần đầu tại nhà… Thời gian đào tạo tối thiểu 6 tháng.

Sẽ xây dựng và thực thi đầy đủ chính sách đãi ngộ với cô đỡ thôn bảnSẽ xây dựng và thực thi đầy đủ chính sách đãi ngộ với cô đỡ thôn bản

SKĐS - Bộ Y tế sẽ phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan xây dựng và thực thi đầy đủ chính sách đãi ngộ với cô đỡ thôn bản, nâng cao chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.


Mộc Trà
Ý kiến của bạn